19006172

Thủ tục điều chỉnh công việc nặng nhọc trên sổ BHXH

Thủ tục điều chỉnh công việc nặng nhọc trên sổ BHXH

Chào anh chị tư vấn, Công ty em có một trường hợp là: Năm 2018 người lao động tên NVH được phân xuống làm tại nhà máy giữ chức danh Công việc nặng nhọc. Theo quy định thì Công ty phải làm thủ tục điều chỉnh chức danh nhưng do không biết nên công ty em không làm. Nay họ nghỉ việc và chốt sổ BHXH nhưng trên sổ BHXH lại không ghi nhận thời gian làm công việc nặng nhọc đó nên ảnh hưởng quyền lợi của họ. Cho em hỏi thủ tục điều chỉnh lại trong trường hợp này thế nào? Em xin cảm ơn ạ.



Tư vấn bảo hiểm xã hội:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp Thủ tục điều chỉnh công việc nặng nhọc trên sổ BHXH của bạn, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và Quyết định 595/2017/QĐ-BHXH thì khi Đơn vị tham gia BHXH, BHYT, BHTN có phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến Người lao động thì cần làm thủ tục đăng ký, điều chỉnh với cơ quan Bảo hiểm xã hội chủ quản. Do đó, trong trường hợp này, đúng quy định là khi người lao động chuyển từ công việc bình thường sang làm công việc nặng nhọc thì đơn vị phải làm hồ sơ mẫu 600 để điều chỉnh để đảm bảo các quyền lợi cho người lao động về ốm đai, thai sản và hưu trí. Chính vì vậy, để đảm bảo quyền lợi thì bạn cần làm thủ tục điều chỉnh lại thông tin trên sổ Bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Căn cứ Quyết định 222/2021/QĐ-BHXH quy định về thủ tục điều chỉnh nội dung trên sổ Bảo hiểm xã hội như sau:

Bước 01: Công ty bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ điều chỉnh như sau:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS);

– Hồ sơ kèm theo gồm một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định phân công vị trí công việc, hưởng lương; Hợp đồng lao động, Hợp đồng làm việc và các giấy tờ khác có liên quan tới việc điều chỉnh.

điều chỉnh công việc nặng nhọc

Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172

Bước 2. Nộp hồ sơ

– Người đang lao động: Nộp hồ sơ như Bước 1 cho Công ty của bạn;

– Đơn vị của bạn: kê khai hồ sơ liên quan sau đó nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH cấp huyện nơi đặt trụ sở

– Hình thức nộp: nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc giao dịch điện tử. Trường hợp thực hiện giao dịch điện tử: Đơn vị lập hồ sơ bằng phần mềm kê khai của BHXH Việt Nam hoặc của Tổ chức I-VAN; Ký điện tử trên hồ sơ và gửi đến Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN.

Bước 3. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.

– Thời hạn giải quyết: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi NLĐ có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho NLĐ biết.

– Lệ phí: Không mất lệ phí;

Bước 4. Nhận kết quả giải quyết gồm sổ BHXH

Đơn vị nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc Trung tâm Phục vụ HCC các cấp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích. Sau đó, thực hiện trả sổ BHXH cho người lao động.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau: Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người làm công việc nặng nhọc

Nếu còn vấn đề thắc mắc về thời gian hưởng chế độ ốm đau vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam