19006172

Thủ tục điều chỉnh nhân thân do mượn hồ sơ như thế nào?

Thủ tục điều chỉnh nhân thân do mượn hồ sơ như thế nào?

Tôi có câu hỏi về điều chỉnh nhân thân do mượn hồ sơ xin được tư vấn ạ. Tháng 6/2015 tôi có cho em gái mình mượn hồ sơ để đi làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh đến tháng 1/2017 thì nghỉ việc mà không rút sổ BHXH. Nhưng trong thời gian từ tháng 5/2016 tôi lại đi làm việc tại khu công nghiệp của tỉnh và có đóng BHXH tới năm 2018.

Em tôi rút sổ BHXH về để tôi nộp vào công ty cộng chung với bảo hiểm hiện tại vì luật mới chỉ có 1 sổ BHXH thôi. Đến tháng 12/2018 tôi nghỉ việc thì không thể chốt sổ được vì đóng trùng tháng. Hiện tại không có cơ quan nào chịu giải quyết để tôi có thể lãnh BHXH. Kính mong quý cty tư vấn giúp tôi cách giải quyết như thế nào để tôi có thể tiếp tục làm việc ạ. Chân thành cảm ơn !



Điều chỉnh nhân thân do mượn hồ sơTư vấn Bảo hiểm xã hội:

Với vấn đề thay đổi nhân thân, Tổng đài tư vấn  xin tư vấn cho bạn như sau:

Ngày 31/05/2022 Bộ Lao động – Thương binh và xã hội đã ra Công văn số 1767/LĐTBXH-BHXH hướng dẫn “về việc người lao động mượn hồ sơ của người khác để giao kết hợp đồng lao động”. Trước đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng ra Văn bản hướng dẫn số 880/BHXH-ST ngày 16/03/2016 hướng dẫn “về việc mượn hồ sơ tư pháp”. Vậy, bằng 02 văn bản trên, nếu NLĐ mắc phải trường hợp bị treo sổ BHXH do mượn hồ sơ thì cần xử lý như sau:

Bước 01: Người lao động (người mượn hồ sơ hoặc người cho mượn hồ sơ) làm đơn hoặc trực tiếp đến Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh nơi người mượn hồ sơ làm việc để trình báo. Sau đó Sở LĐ – TB & XH sẽ tiến hành kiểm tra, lập biên bản và Xử phạt vi phạm hành chính đối với người mượn hồ sơ đồng thời ra Văn bản kết luận đề nghị Cơ quan BHXH hiệu chỉnh thông tin người tham gia.

Bước 02: Người lao động (người mượn hồ sơ hoặc người cho mượn hồ sơ) làm đơn đến TAND nơi Người sử dụng lao động giao kết hợp đồng với người lao động đi mượn hồ sơ để tuyên hợp đồng lao động vô hiệu đồng thời giải quyết các hệ quả khi Hợp đồng lao động vô hiệu Toàn bộ.

Bước 03: Sau khi hoàn tất các quy trình nêu tại Bước 01 và Bước 02, người lao động làm hồ sơ tại Cơ quan BHXH nơi người lao động mượn hồ sơ đóng Bảo hiểm xã hội để giải quyết, hồ sơ gồm:

+ Tờ khai TK1-TS.

+ Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh do cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch cấp theo quy định và chứng minh thư/thẻ căn cước/hộ chiếu.

+ Sơ yếu lý lịch khai lại của người mượn hồ sơ Có Xác nhận của người sử dụng lao động (đơn vị).

+ Bản Xác nhận của người sử dụng lao động về thời gian người lao động làm việc tại đơn vị Trong đó có cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận.

+ Bản Cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật của người CHO MƯỢN hồ sơ (trừ trường hợp đã chết) có chứng thực của chính quyền địa phương nơi thường trú (hộ khẩu).

+ Bản Cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật của người MƯỢN hồ sơ có chứng thực của chính quyền địa phương nơi thường trú (hộ khẩu).

Điều chỉnh nhân thân do mượn hồ sơ

Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Thủ tục điều chỉnh nhân thân do mượn hồ sơ như thế nào .

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: 

Mượn hồ sơ tham gia bảo hiểm khi chưa đủ tuổi

Người lao động được hủy sổ bảo hiểm trong những trường hợp nào?

Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về Thủ tục điều chỉnh nhân thân do mượn hồ sơ như thế nào? vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam