Thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và cách tính lương hưu
Tôi sinh tháng 02/1959 đến tháng 02/2019 tôi đủ 60 tuổi và sẽ nghỉ hưu nhưng cộng thời gian đóng BHXH bắt buộc mới được 17 năm. Tôi muốn đóng tiếp thời gian còn thiếu để đủ 20 năm và được hưởng hưu. Vậy xin hỏi thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và cách tính lương hưu của thời gian đóng BHXH của 17 năm đã đóng do người sử dụng lao động đóng và tôi dự kiến đóng BHXH hưu trí cho thời gian còn thiếu ở mức 02 triệu đồng/tháng.
- Chế độ hưu trí cho cán bộ không chuyên trách nam
- Mẫu đơn đề nghị nghỉ hưởng chế độ hưu trí 12-HSB
- Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để hưởng hưu trí
Tư vấn Chế độ hưu trí
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn về: Thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và cách tính lương hưu, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ khoản 1 Điều 24 Quyết định 595/QĐ- BHXH quy định về thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu:
“1. Thành phần hồ sơ:
1.1. Người tham gia: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
1.2. Đại lý thu/Cơ quan BHXH (đối với trường hợp người tham gia đăng ký trực tiếp tại cơ quan BHXH): Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP về mức đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện như sau:
“1. Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.
Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.“.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của bạn bao gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS). Hồ sơ trên sẽ được nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi cư trú. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày bên cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ sẽ tiến hành cập nhật số sổ bạn đang có để tham gia bảo hiểm cho bạn.
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do bạn tự kê khai. Tuy nhiên, mức thu nhập tháng mà bạn lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (700.000 đồng theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg) và mức cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở (tương đương 27.800.000 đồng; mức lương cơ sở hiện tại là 1.390.000 đồng).
Việc bạn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ở mức 2.000.000 đồng phải căn cứ vào mức thu nhập hàng tháng bạn kê khai là 9.090.000 đồng/tháng.
Tư vấn Chế độ hưu trí qua tổng đài trực tuyến 1900 6172
Về mức hưởng lương hưu đối với người lao động có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tư nguyện, bạn có thể tham khảo bài viết: Mức lương hưu khi có thời gian tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và cách tính lương hưu. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Thủ tục hưởng lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Xác định mức lương cơ sở để tính lương hưu bình quân từ ngày 01/07/2018
Trong quá trình giải quyết vấn đề bạn có bất kì thắc mắc về:Thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và cách tính lương hưu, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Bị ung thư thì được nghỉ hưởng chế độ ốm đau bao nhiêu ngày?
- Tiền lương và các khoản phụ cấp tính đóng BHXH năm 2023
- Trong thời gian làm thời vụ có được lãnh thất nghiệp không?
- Có bị mất thời gian đóng BHTN khi quá thời hạn 3 tháng nộp hồ sơ?
- Người lao động bị tai nạn lao động có được hưởng chế độ ốm đau