Thủ tục tạm dừng đóng BHXH đối với DN bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản tại Hà Nội
Đơn vị tôi do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên bị ảnh hưởng lớn đến giá trị tài sản của công ty. Tôi có nghe nói BHXH đang cho phép đơn vị tạm ngừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí tử tuất. Vậy cho tôi hỏi thời gian tạm ngừng đóng quy định thế nào? Doanh nghiệp có phải đóng BHYT cho người lao động không Thủ tục tạm dừng đóng BHXH đối với DN bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản tại Hà Nội?
- Thủ tục tạm dừng đóng BHXH đối với DN tạm thời cho 50% lao động nghỉ việc tại Hà Nội
- NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI TẠM DỪNG ĐÓNG BẢO HIỂM DO DỊCH COVID
Luật sư tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cho bạn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về thời gian tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí tử tuất đối với các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
Hiện nay theo Hướng dẫn liên ngành số 882/HDLN-BHXH-LĐTB&XH-TC ngày 24/03/2020 giữa Bảo hiểm xã hội thành phố – Sở lao động thương binh và xã hội – Sở tài chính có hướng dẫn về thời gian tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí tử tuất như sau:
“- Kể từ ngày doanh nghiệp đề nghị và nộp hồ sơ đầy đủ với cơ quan BHXH đến tháng 6 năm 2020.
– Trong trường hợp hết tháng 6/2020 dịch covid 19 vẫn chưa thuyên giảm, nếu doanh nghiệp có đề nghị thì Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội phối hợp với Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội Sở Tài Chính báo cáo Ủy ban nhân dân Thành Phố gửi BHXH Việt Nam xem xét, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến tháng 12/2020″
Như vậy, theo hướng dẫn tại văn bản này thì phía doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch Covid 19 được đề nghị tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí tử tuất đến tháng 6/2020. Trường hợp dịch không thuyên giảm thì đến 6/2020 doanh nghiệp tiếp tục có văn bản đề nghị để xem xét dừng đóng đến tháng 12/2020.
Thứ hai, về vấn đề đóng BHYT cho người lao động trong thời gian tạm dừng đóng BHXH
Theo hướng dẫn tại mục 2.1.2 văn bản hướng dẫn dẫn liên ngành số 882/HDLN-BHXH-LĐTB&XH-TC ngày 24/03/2020 giữa Bảo hiểm xã hội thành phố – Sở lao động thương binh và xã hội – Sở tài chính có quy định như sau:
“2.1.2. Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, Doanh nghiệp vẫn phải đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN), quỹ bảo hiểm y tế (BHYT), quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).”
Như vậy, theo quy định này thì khi doanh nghiệp đủ điều kiện tạm dừng đóng BHXH thì doanh nghiệp hàng tháng vẫn phải tham gia đóng BHYT cho người lao động.
Thứ ba, thủ tục tạm dừng đóng BHXH đối với DN bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản tại Hà Nội
Theo văn bản hướng dẫn liên ngành số 882/HDLN-BHXH-LĐTB&XH-TC ngày 24/03/2020 giữa Bảo hiểm xã hội thành phố – Sở lao động thương binh và xã hội – Sở tài chính thì để tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí tử tuất đối với doanh nghiệp bị thiệt hại trên 50% tổng tài sản do dịch bệnh Covid 19 gây ra (không kể giá trị tài sản là đất) thì doanh nghiệp phải thực hiện các bước như sau:
Bước 1:
Doanh nghiệp làm công văn đề nghị xác nhận đủ điều kiện tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí tử tuất (mẫu 01b) và Báo cáo kiểm kê tài sản gần nhất trước thời điểm bị thiệt hại (mẫu 02 b)và Biên bản kiểm kê tài sản thiệt hại do dịch bệnh (mẫu 02 c).
Đồng thời doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp hồ sơ liên quan để đối chiếu bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; báo cáo tài chính, báo cáo kê khai thuế tại thời điểm gần nhất trước thời điểm bị thiệt hại và gần nhất với thời điểm bị thiệt hại; hóa đơn, chứng từ, hợp đồng mua bán hàng hóa và hồ sơ khác liên quan (như tài liệu về việc bị hủy hợp đồng, tiêu hủy tài sản…) (nếu có)…
Doanh nghiệp gửi các giấy tờ nêu trên đến:
+ Gửi Phòng Tài chính, Kế hoạch quận, huyện, thị xã (gọi chung là Phòng Tài chính- Kế hoạch cấp huyện) đối với doanh nghiệp do BHXH quận, huyện, thị xã trực tiếp quản lý ( trừ các doanh nghiệp thuộc đối tượng gửi Sở Tài chính và Bộ, ngành Trung ương xem xét giải quyết).
+ Gửi Sở Tài Chính Hà Nội đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước 50% vốn điều lệ trở lên thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các doanh nghiệp do Bảo hiểm xã hội thành phố trực tiếp quản lý.
+ Gửi cơ quan tài chính của Bộ, ngành Trung ương hoặc Bộ Tài chính (đối với doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành Trung ương quản lý.
Bước 2:
Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của doanh nghiệp Phòng Tài chính, Kế hoạch quận, huyện, thị xã, Sở Tài chính Hà Nội các Bộ, ngành Trung ương hoặc Bộ Tài Chính xem xét, xác định và có văn bản trả lời cho Doanh nghiệp.
Doanh nghiệp đảm bảo điều kiện để tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí tử tuất chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây để gửi cơ quan BHXH nơi đơn vị tham gia BHXH:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS)
– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02 -TS)
– Bảng kê thông tin (Mẫu D01 -TS)
– Văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận đủ điều kiện dừng đóng vào quỹ hưu trí tử tuất
Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan BHXH có trách nhiệm tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí tử tuất cho doanh nghiệp, trường hợp không giải quyết phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn chế độ bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
->Thời hạn tạm dừng đóng bảo hiểm do ảnh hưởng của dịch Covid
- Đã nghỉ việc thì có phải đáp ứng điều kiện nghỉ trước sinh 02 tháng không
- Cách điền mẫu D01-TS truy thu BHXH khi chậm đóng 2 tháng
- Có được tiếp tục hưởng TCTN khi đi nghĩa vụ quân sự năm 2021?
- Hưởng BHTN và thai sản khi nghỉ việc ở bên công ty trước khi sinh
- Quyền lợi khi nghỉ hưu theo chế độ tinh giản biên chế?