Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mới nhất
Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mới nhất. Tôi là nữ hiện nay đã 38 tuổi và đang buôn bán tự do mà muốn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì có được không? Thủ tục tham gia bảo hiểm tự nguyện như thế nào mong được Tư vấn cụ thể. Tôi phải đóng từng tháng hay đóng luôn 1 lần cho tiện được không? Khi đóng tôi có được hưởng chế độ ốm đau và thai sản hay không? Mong sớm được phúc đáp!
- Dịch vụ tính chế độ hưu trí chính xác 100%
- Đề xuất tăng mức hỗ trợ cho người tham gia BHXH tự nguyện
- Những điều cần biết về bảo hiểm xã hội tự nguyện
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mới nhất cho chúng tôi. Câu hỏi của bạn được Tổng đài tư vấn giải đáp như sau:
Thứ nhất, về đối tượng đóng BHXH tự nguyện
Căn cứ Khoản 1 và Khoản 4 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này”.
Theo quy định trên, công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Như vậy: Bạn cho biết bạn là nữ, hiện 38 tuổi và đang buôn bán tự do nên bạn không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm bắt buộc. Nếu có nhu cầu bạn có thể đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Thứ hai, về thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mới nhất
Căn cứ Điều 24 Quyết định 595/2017/QĐ-BHXH và Quyết định 222/2021/QĐ-BHXH thì trình tự, thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thực hiện theo các bước như sau:
Bước 01: Bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm những giấy tờ như sau:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)
– Đại lý thu/Cơ quan BHXH (đối với trường hợp người tham gia đăng ký trực tiếp tại cơ quan BHXH): Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS)
Ngoài ra, khi đi chồng bạn cầm theo Căn cước công dân và Sổ hộ khẩu
Bước 02: Bạn nộp bộ hồ sơ nêu tại Bước 1 đến Bộ phận một cửa của Cơ quan BHXH quận, huyện nơi cư trú hoặc nộp đến Đại lý thu bảo hiểm tại địa phương để tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Hình thức nộp: Có thể nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa của cơ quan BHXH hoặc nộp trực tiếp cho Đại lý thu; Hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính công.
Bước 03: Cơ quan Bảo hiểm xã hội tiếp nhận hồ sơ và giải quyết việc tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho bạn.
– Thời gian giải quyết hồ sơ: 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lần đầu
– Lệ phí: Không mất
Bước 4: Nhận kết quả giải quyết gồm: Sổ BHXH;
– Người tham gia đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH: nhận kết quả tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
– Người tham gia đóng trực tiếp cho Đại lý thu: nhận kết quả tại Đại lý thu.
– Đối với người tham gia đóng thông qua ngân hàng hoặc hệ thống tiện ích thông minh theo phương thức đăng ký nhận kết quả theo hình thức đăng ký.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mới nhất 2023
Luật sư tư vấn bảo hiểm xã hội tự nguyện 1900 6172
Thứ ba, về phương thức đóng BHXH tự nguyện
Khi tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, bạn có thể lựa chọn nhiều phương thức đóng khác nhau miễn sao thuận tiện cho bạn cụ thể theo Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP gồm:
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
– Đóng hằng tháng;
– Đóng 03 tháng một lần;
– Đóng 06 tháng một lần;
– Đóng 12 tháng một lần;
– Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
Như vậy, bạn có nhu cầu đóng 1 lần để thuận tiện thì bạn có thể lựa chọn hình thức đóng 1 lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm 1 lần.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định năm 2023
Thứ tư, về các chế độ khi tham gia BHXH tự nguyện
Theo quy định tại Điều 4 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì:
“Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định”.
Như vậy, khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bạn sẽ chỉ được hưởng 02 chế độ là hưu trí và tử tuất chứ không được hưởng chế độ ốm đau, thai sản. Nếu muốn hưởng ốm đau, thai sản thì bạn cần có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Trên đây là quy định của pháp luật về thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mới nhất
Mọi thắc mắc liên quan đến thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mới nhất, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến về bảo hiểm xã hội tự nguyện 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp.
-> Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có được nhận bảo hiểm một lần