19006172

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp năm 2023

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp năm 2023

Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi công ty tôi là công ty tư nhân mới thành lập muốn đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động nhưng không biết tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp trong năm 2023 được quy định như thế nào và mức % trích đóng của công ty và người lao động cụ thể là bao nhiêu? Xin cảm ơn ơn tổng đài và nhờ tổng đài hỗ trợ giúp tôi.



Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp

Dịch vụ tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ tại Điều 58 Luật Việc làm năm 2013 quy định như sau:

“Điều 58. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp

2. Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.”

Dẫn chiếu đến quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

“Điều 89. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.”

Như vậy theo quy định trên; tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2020 bao gồm mức lương, phụ cấp lương quy định tại điểm 2.1 và bao gồm các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH đó là:

“3. Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

a) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.”

Theo đó, tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trong đó, căn cứ đóng bảo hiểm xã hi bắt buộc dựa trên mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác mà xác định được mức tiền cụ thể và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Thứ hai, về mức trích đóng BHTN hàng tháng

Căn cứ theo Điều 14 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:

“Điều 14. Mức đóng và trách nhiệm đóng theo quy định tại Điều 57 Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

1. Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;

2. Đơn vị đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN.”

Như vậy, theo quy định trên thì hàng tháng công ty bạn sẽ trích đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN để đóng BHTN và người lao động sẽ đóng bằng 1% tiền lương tháng vào quỹ BHTN.

Nếu còn vướng bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

Giới hạn mức hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như thế nào?

Quy định về mức lương cao nhất làm căn cứ đóng BHTN

Trả lời

luatannam