Tính BHXH 1 lần khi đóng BHXH 12 năm 3 tháng (số liệu thực)
Chào anh chị, tôi đóng BHXH được 12 năm 3 tháng có cả thời gian đóng BHXH theo mức lương do người sử dụng lao động quyết định là 3 năm 1 tháng và có 9 năm 2 tháng đóng theo hệ sô lương. Vậy tôi muốn tính xem được bao nhiêu tiền BHXH 1 lần, mong được hỗ trợ ạ. Chi tiết thời gian đóng BHXH của tôi như sau:
- Dịch vụ tính bảo hiểm xã hội một lần chính xác 100%
- Dịch vụ tính chế độ hưu trí chính xác 100%
- Có được ủy quyền cho người khác lãnh bảo hiểm xã hội một lần không
VIDEO: TIỀN TRƯỢT GIÁ BHXH 1 LẦN TẠI SAO NGƯỜI CÓ NGƯỜI KHÔNG
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, với trường hợp của bạn: Tính BHXH 1 lần khi đóng BHXH 12 năm 3 tháng (số liệu thực), Tổng đài tư vấnxin trả lời như sau:
Căn cứ Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính bằng: mức bình quân tiền lương * số tháng hưởng bảo hiểm. Cụ thể, bạn đóng được 12 năm 3 tháng thì cách tính cụ thể như sau:
1. Tính mức bình quân tiền lương;
Căn cứ Khoản 2 Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
d) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.”
Theo quy định nêu trên, bạn vừa có thời gian đóng BHXH theo tiền lương do nhà nước quy định vừa có thời gian đóng BHXH theo tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. Do đó:
– Giai đoạn làm việc theo tiền lương do Nhà nước quy định là: 9 năm 2 tháng từ năm 2010 – 2019. Vậy sẽ tính bình quân tiền lương của toàn quá trình đóng là 9 năm 2 tháng. Lưu ý, khi tính bình quân tiền lương sẽ được áp dụng mức lương cơ sở tại thời điểm tính là tháng 5/2023, lương cơ sở là 1.490.000 đồng;
– Giai đoạn làm việc theo tiền lương do Người sử dụng lao động quy định là 3 năm 1 tháng sẽ tính bình quân toàn bộ quá trình đóng áp dụng hệ số trượt giá theo Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH.
Như vậy, trong trường hợp của bạn sẽ có các bảng tính như sau:
+) Đối với giai đoạn làm theo mức lương do Nhà nước quy định:
Mức lương bình quân giai đoạn này là: 369.504.057 đồng : 110 tháng = 3.359.128 đồng;
+) Giai đoạn đóng theo mức lương do người sử dụng lao động quyết định;
Mức bình quân tiền lương là: 173.587.000 đồng : 37 tháng = 4.691.541 đồng/tháng;
Như vậy, bình quân lương trong toàn bộ quá trình đóng như sau: (173.587.000 + 369.504.057) : 147 tháng = 3.694.497 đồng;
2. Số tháng hưởng BHXH 1 lần;
Căn cứ Khoản 2 Điều 60 Luật BHXH năm 2014 quy định như sau:
“Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;”
Như vậy, bạn đóng được 12 năm 3 tháng nên sẽ được tính như sau:
+) Trước năm 2014: bạn đóng được 3 năm 2 tháng tính hưởng 3 năm * 1.5 = 4.5 tháng lương bình quân (lẻ 2 tháng chuyển sau 2014)
+) Sau năm 2014 bạn đóng được 9 năm 3 tháng (đã cộng 2 tháng lẻ) làm tròn là 9.5 năm tính hưởng: 9.5 năm * 2 tháng = 19 tháng lương bình quân.
Tổng số tháng bạn nhận được là: 19 tháng + 4.5 tháng = 23.5 tháng lương bình quân.
3. Số tiền Bảo hiểm xã hội một lần bạn nhận được
– Mức bình quân lương: 3.694.497 đồng
– Số tháng hưởng BHXH 1 lần: 23.5 tháng;
Mức hưởng BHXH nhận được: 3.694.497 đồng * 23.5 tháng = 86.820.679 đồng;
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau: Hướng dẫn thủ tục hưởng BHXH 1 lần sau 1 năm nghỉ việc
Nếu còn vướng mắc về: Tính BHXH 1 lần khi đóng BHXH 12 năm 3 tháng (số liệu thực); bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được gặp các chuyên viên tư vấn.
- Làm thế nào để được nhận bảo hiểm ở nơi cư trú hiện tại?
- Giấy ra viện không có tên mẹ thì có được hưởng chế độ ốm đau?
- Nhận lương hưu có được tính hệ số trượt giá như nhận BHXH một lần không?
- Có được làm thủ tục nhận BHXH 1 lần sau khi nhận sổ BHXH được cấp lại?
- Có được thanh toán lại khi đi khám bệnh nhưng không mang theo thẻ BHYT không?