Tính BHXH 1 lần khi đóng BHXH 9 năm 5 tháng (số liệu thực)
Tôi đóng BHXH được 9 năm 5 tháng nên giờ muốn nhận BHXH 1 lần vì tôi sức khỏe yếu không thể tiếp tục đi làm. Gần đây kinh tế khó khăn nên nhiều Công ty cho NLĐ nghỉ việc tôi cũng định ở nhà luôn và không đi làm nữa. Muốn lãnh BHXH 1 lần mong anh chị hướng dẫn giúp cách tính xem được bao nhiêu tiền ạ. Xin cảm ơn.
Năm 2010: 5-6: 2.220.000 đồng; 10-12: 2.927.000 đồng; Năm 2011: 1-3: 3.281.000 đồng; 4-12:3.539.000 đồng; năm 2012: 1-2: 3.815.000 đồng; 3-5: 4.105.000; Năm 2015: 3: 16.822.000 đồng; 4-12: 17.239.000 đồng; Năm 2016: 1-3: 17.239.000 đồng; 4/2016 -7/2018: 18.000.000 đồng; 8/2018 – 2/2020: 19.080.000 đồng; 3/2020 – 2/2021: 19.334.000 đồng; 3/2021 – 2/2023: 21.270.000 đồng;
- Dịch vụ tính bảo hiểm xã hội một lần chính xác 100%
- Dịch vụ tính chế độ hưu trí chính xác 100%
- Tính lương hưu khi đóng đủ 20 năm BHXH (số liệu thực)
VIDEO: TIỀN TRƯỢT GIÁ BHXH 1 LẦN TẠI SAO NGƯỜI CÓ NGƯỜI KHÔNG
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, với trường hợp của bạn: Tính BHXH 1 lần khi đóng BHXH 9 năm 5 tháng (số liệu thực), Tổng đài tư vấnxin trả lời như sau:
Căn cứ Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính bằng: mức bình quân tiền lương * số tháng hưởng bảo hiểm. Cụ thể, bạn đóng được 9 năm 5 tháng thì cách tính cụ thể như sau:
1. Tính mức bình quân tiền lương;
Căn cứ Khoản 2 Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.”
Theo quy định nêu trên, đối với người lao động có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì sẽ tính bình quân của toàn bộ quá trình đóng và được nhân thêm hệ số điều chỉnh giá theo Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH, cụ thể theo bảng sau:
Mức lương bình quân: 2.011.010.130 đồng : 113 tháng = 17.796.550 đồng
2. Số tháng hưởng BHXH 1 lần;
Căn cứ Khoản 2 Điều 60 Luật BHXH năm 2014 quy định như sau:
“Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;”
Như vậy, bạn đóng được 9 năm 5 tháng nên sẽ được tính như sau:
+) Trước năm 2014: bạn đóng được 1 năm 10 tháng được tính hưởng: 1 năm * 1.5 tháng = 1.5 tháng lương bình quân (lẻ 10 tháng chuyển sau 2014).
+) Sau năm 2014 bạn đóng được 8 năm 5 tháng (đã cộng 10 tháng lẻ) được làm tròn là 8.5 năm tính hưởng: 8.5 năm * 2 tháng = 17 tháng lương bình quân.
Tổng số tháng bạn nhận được là: 17 tháng + 1.5 tháng = 18.5 tháng lương bình quân.
3. Số tiền Bảo hiểm xã hội một lần bạn nhận được
– Mức bình quân lương: 17.796.550 đồng
– Số tháng hưởng BHXH 1 lần: 8.5 tháng;
Mức hưởng BHXH nhận được: 17.796.550 đồng * 18.5 tháng = 329.236.172 đồng;
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau: Hướng dẫn thủ tục hưởng BHXH 1 lần sau 1 năm nghỉ việc
Nếu còn vướng mắc về: Tính BHXH 1 lần khi đóng BHXH 9 năm 5 tháng (số liệu thực); bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được gặp các chuyên viên tư vấn.
- Điều kiện chồng hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con
- Thời hạn nộp hồ sơ hưởng BHTN có bị tính từ thời điểm dừng đóng BHXH không
- Có bị dừng TCTN khi từ chối việc làm 2 lần do TTDVVL giới thiệu không?
- Quy định về thay đổi mã đối tượng tham gia BHYT từ mã BT2 sang CT2
- Ngã gãy chân trong giờ giải lao có được hưởng chế độ TNLĐ?