Tính lương hưu và BHXH 1 lần đóng đủ 17 năm (số liệu thực)
Tôi đóng BHXH được 17 năm giờ đang phân vân nên lãnh BHXH 1 lần hay nhận tiền lương hưu sẽ lợi hơn nên rất mong muốn được tính toán ra số tiền cụ thể để tôi dự liệu các phương án cho phù hợp. Tôi sinh ngày 13/03/1969 là lao động nữ ạ. Tôi thì làm trong nhà nước từ năm 2004 đến 2/2021 nên tôi có tìm hiểu được biết sẽ tính bình quân tiền lương của 8 năm cuối. Và tôi có đóng 12 tháng BHXH với mức lương kê khai là: 7.700.000 đồng. Số liệu tôi như sau;
3/2013 – 4/2014: hệ số 2.37; 7/2014 – 6/2016: hệ số 2.55; tháng 2-9/2016: hệ số 2.73; tháng 10/2016 – 8/2017: hệ số 2.73, Phụ cấp TN 0.05; 9/2017 – 6/2018: 4.45 phụ cấp TN 0.06; 7/2018 – 6/2019 hệ số 4.5, phụ cấp Tn 0.07; tháng 7/2019 – 2/2021: 4.7 phụ cấp TN 0.09;
Câu hỏi:
- Nếu lãnh BHXH 1 lần thì tôi được bao nhiêu tiền;
- Nếu tôi đóng thêm BHXH cho đủ 20 năm với mức lươn 7.700.000 đồng/tháng thì tiền lương hưu tôi nhận được là bao nhiêu tiền;
Xin tính toán giúp tôi chi tiết để tôi cân nhắc việc đóng sao cho hợp lý, chi phí tôi đã thanh toán tại thông tin bài viết này rồi: Dịch vụ tính chế độ hưu trí chính xác 100%
- Tính lương hưu khi đóng được 38 năm 2 tháng (số liệu thực)
- Tính lương hưu khi đóng bảo hiểm 21 năm (số liệu thực)
- Hướng dẫn chi tiết cách tính tiền Lương hưu mới nhất (số liệu thực)
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, với trường hợp của bạn: Tính lương hưu và BHXH 1 lần đóng đủ 17 năm (số liệu thực), Tổng đài tư vấn xin trả lời như sau:
Bạn muốn tính toán tiền BHXH 1 lần và dự tính tiền lương hưu thì đều cần phải tính toán được lương bình quân. Do đó, trước khi đi vào chi tiết các chế độ thì chúng tôi sẽ tính tiền lương bình quân toàn bộ quá trình đóng của bạn dựa trên Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, cụ thể:
Căn cứ Khoản 3 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
3. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo khoản 3 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 3 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
Mbqtl | = | Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định | + | Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương cho người sử dụng lao động quyết định |
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội |
Cụ thể:
+) Giai đoạn 1: Bạn đóng từ 12/2004 – 2/2021 theo hệ số lương do nhà nước quy định nên sẽ tính bình quân lương của 8 năm cuối của giai đoạn này; Khi tính toán sẽ được áp dụng theo mức lương cơ sở tại thời điểm tính chế độ là 1.490.000 đồng (tháng 5/2023)
Mức lương bình quân: 515.914.735 đồng : 96 tháng = 5.374.112 đồng/tháng.
Bạn đóng BHXH giai đoạn làm nhà nước từ 12/2004 – 02/2021 là 195 tháng. Vậy tổng mức lương trong giai đoạn nhà nước là: 5.374.112 đồng/tháng * 195 tháng = 1.047.951.805 đồng;
+) Giai đoạn 2: Bạn tham gia BHXH tự nguyện 12 tháng với mức lương là 7.700.000 đồng, nên sẽ tính bình quân của cả quá trình 12 tháng đóng BHXH. Khi tính toán chế độ sẽ được áp dụng hệ số trượt giá theo Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH.
Với mức lương đóng là 7.700.000 đồng và đóng trong 12 tháng tại năm 2022 và năm 2023 nên hệ số trượt giá là 1.00; Vậy, tổng lương là 7.700.000 đồng * 12 tháng = 94.200.000 đồng;
Vậy: Mức bình quân tiền lương toàn bộ quá trình đóng BHXH của bạn là:
Mức bình quân = (tổng lương làm nhà nước + tổng lương đóng BHXH tự nguyện) / (195+12) = (1.047.951.805 + 94.200.000) / (195+12) = 5.517.641 đồng
1. Tính tiền BHXH 1 lần
Căn cứ tại Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì mức hưởng BHXH 1 lần tính bằng: Số tháng hưởng * mức bình quân tiền lương. Do đó, cách tính cụ thể như sau:
+) Số tháng hưởng: Trước năm 2014 bạn đóng được 9 năm 1 tháng được tính hưởng 9 năm * 1.5 = 13.5 tháng lương bình quân (lẻ 1 tháng tính sau năm 2014). Sau năm 2014 bạn đóng được 8 năm 3 tháng (đã cộng 1 tháng lẻ trước 2014) làm tròn 8.5 năm hưởng: 8.5* 2 = 17 tháng lương bình quân. Tổng: 17 + 13.5 = 30.5 tháng lương.
+) Mức bình quân tiền lương của 17 năm 3 tháng là: 5.517.641
Vậy, tiền BHXH 1 lần bạn nhận được là: 30.5 tháng * 5.517.641 = 168.288.050 đồng.
2. Tính tiền lương hưu hằng tháng
Điều kiện hưởng lương hưu áp dụng theo Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Điều 169 Bộ luật lao động năm 2019. Vậy, bạn muốn về hưu thì bạn cần đóng BHXH đủ 20 năm và đủ 56 tuổi 8 tháng vào tháng 12/2025.
Khi đó, tiền lương hưu được tính bằng = mức bình quân tiền lương của 20 năm đóng BHXH * Tỷ lệ hưởng lương hưu. Vậy:
+) Tỷ lệ hưởng lương hưu của bạn được căn cứ vào Khoản 2 Điều 56 Luật BHXH năm 2014: 15 năm đóng BHXH được tính hưởng 45%, sau đó thêm 1 năm đóng thì được hưởng 2%. Vậy bạn đóng được 20 năm BHXH thì được hưởng: 45% + 2%*5 = 55%;
+) Như thông tin bạn cung cấp, bạn đã đóng được 17 năm 3 tháng nên dự liệu đóng BHXH tự nguyện thêm 2 năm 9 tháng với mức lương là 7.700.000 đồng. Vậy khi đó, mức lương bình quân trong toàn bộ quá trình đóng 20 năm của bạn sẽ là: Lương bình quân = (1.047.951.805 + 346.500.000) / 240 tháng = 5.810.216 đồng/tháng.
Vậy, mức lương hưu của bạn là: 55% * 5.810.216 = 3.195.619 đồng/tháng;
Nếu còn vướng mắc về: Tính lương hưu và BHXH 1 lần đóng đủ 17 năm (số liệu thực); bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được gặp các chuyên viên tư vấn.
- Chi trả chế độ khi tham gia cả 2 hình thức BHXH bắt buộc và tự nguyện
- Chế độ bảo hiểm xã hội một lần của người lao động theo quy định hiện hành
- Đang hưởng TCTN có thể tham gia đóng BHXH tự nguyện không?
- Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu cho người có công cách mạng
- Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị mất