Tính mức hưởng BHXH 1 lần khi làm nhà nước và tư nhân?
Tôi có 3 năm làm việc tại công ty của nhà nước với hệ số lương đều là 3,14 từ năm 2014 đến hết năm 2016. Sau đó sang năm 2017 tôi bắt đầu đi làm doanh nghiệp tư từ tháng 6/2017 đến tháng 5/2018 với mức lương 5.600.000 đồng rồi từ tháng 6/2018 đến hết tháng 12/2019 đóng với mức lương 6 triệu. Vậy tính hưởng BHXH 1 lần như thế nào? Giai đoạn 2014 tôi có được hưởng tiền trượt giá không?
- Tính BHXH một lần của NLĐ làm việc trong nhà nước rồi làm tư nhân
- Các trường hợp được hưởng hệ số trượt giá khi rút BHXH 1 lần
Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội một lần trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, tính mức hưởng BHXH 1 lần khi làm nhà nước và tư nhân?
Căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;”
Bên cạnh đó, theo khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
“Điều 19. Bảo hiểm xã hội một lần
4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.”
Theo đó, bạn đóng BHXH từ năm 2014 đến hết năm 2016, và đóng tiếp từ tháng 6/2017 đến hết tháng 12/2019 thì tổng thời gian bạn đóng BHXH là 5 năm 6 tháng. Thời gian 6 tháng lẻ của bạn được tính thành nửa năm là 5,5 năm để tính hưởng BHXH 1 lần khi làm nhà nước và tư nhân. Do đó, số tháng hưởng BHXH một lần của bạn là: 5,5 x 2 = 11 tháng.
Mặt khác, tại khoản 3 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có quy định:
“Điều 20. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
3. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo khoản 3 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 3 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
Mbqtl |
= |
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định |
+ |
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương cho người sử dụng lao động quyết định |
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội |
Trong đó:
a) Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tích số giữa tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo quy định tại khoản 1 Điều này.”
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn thì bạn làm ở công ty nhà nước với hệ số lương là 3,14, và theo quy định tại Nghị quyết 70/2018/QH14 thì mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng.
Vì vậy, Mbqtl đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là: 3,14 x 1.490.000 = 4.678.600 đồng.
Mbqtl chế độ tiền lương cho người sử dụng lao động quyết định được tính theo công thức:
Mbqtl |
= |
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội |
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội |
= [(1,06 x 7 x 5.600.000) + (1,03 x 5 x 5.600.000) + (1,03 x 7 x 6.000.000) + (1,00 x 12 x 6.000.000)] : 31 = 5.988.774 đồng.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính hưởng BHXH 1 lần là:
[(4.678.600 x 36) + (5.988.774 x 31)] : 67 = 5.284.786 đồng.
Như vậy, mức hưởng BHXH 1 lần khi làm nhà nước và tư nhân của bạn là:
Mbqtl x Số tháng hưởng BHXH = 5.284.786 x 11 = 58.132.646 đồng.
Thứ hai, thời gian làm việc tại công ty nhà nước có được hưởng tiền trượt giá?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 1 Thông tư 35/2019/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
“Điều 1. Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP bao gồm:
a) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020.”
Như vậy, theo quy định trên thì người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định khi hưởng BHXH 1 lần trong thời gian năm 2020. Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn thì trong giai đoạn năm 2014 đến hết năm 2016 bạn làm việc cho công ty nhà nước thì giai đoạn này bạn sẽ không được nhận tiền trượt giá.
Trên đây là bài viết về tính mức hưởng BHXH 1 lần khi làm nhà nước và tư nhân?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về BHXH 1 lần khi làm nhà nước và tư nhân, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp
Mức hưởng BHXH 1 lần theo hệ số lương đối với quân nhân
Hồ sơ hưởng BHXH một lần gồm những giấy tờ gì?
- Mức hưởng lương hưu cho người tham gia BHXH từ năm 1995 đến năm 2000
- Năm 2021 có được nhận trợ cấp tuất một lần khi chị gái ruột mất?
- Tính BHXH 1 lần khi đóng BHXH 17 năm 3 tháng (số liệu thực)
- Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người thuộc nhiều đối tượng tham gia
- Có được đóng BHXH tự nguyện để hưởng thai sản không?