Trả lương cho người lao động trong thời gian điều trị tai nạn lao động
Tôi bị tai nạn lao động trên đường đi làm về và phải ở nhà điều trị 2 tháng. Trong thời gian điều trị nghe nói tôi sẽ được hưởng lương tại đơn vị có đúng không? Và nếu có hưởng lương thì có phải đóng bảo hiểm xã hội không ạ?
- Những khoản trợ cấp cho người bị tai nạn lao động
- Điều kiện hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động mới nhất
- Thời gian bồi thường khi bị tai nạn lao động
Tư vấn Bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Thứ nhất, tiền lương của người lao động trong thời gian điều trị tai nạn lao động
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 thì:
“Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;”
Như vậy, đối chiếu với quy định của pháp luật thì người lao động sẽ được trả đủ tiền lương trong thời gian điều trị tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.
Vậy, trong trường hợp này của bạn, bạn bị tai nạn lao động và phải nằm viện điều trị 2 tháng. Do vậy, bạn sẽ được công ty của bạn trả đầy đủ tiền lương trong thời gian bạn nghỉ điều trị đó.
Thứ hai, đóng bảo hiểm trong thời gian nghỉ điều trị tai nạn lao động
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì:
“4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.“
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy:
Người lao động không làm việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thuộc một trong các trường hợp sau thì cả công ty và người lao động không phải đóng bảo hiểm của tháng đó:
- Không làm việc và không hưởng lương;
- Nghỉ chế độ thai sản;
- Nghỉ chế độ ốm đau.
Vậy, trong trường hợp của bạn, bạn bị tai nạn lao động và vẫn được công ty trả lương những ngày bạn nghỉ để điều trị; do vậy bạn vẫn phải đóng bảo hiểm như bình thường.
Trên đây là bài viết tư vấn về vấn đề của bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:
Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động mới nhất
Quy định mới về trợ cấp một lần khi bị tai nạn lao động
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Chiến sỹ quân đội nhân dân có được hưởng chế độ ốm đau không?
- Có tăng tuổi nghỉ hưu của lao động nữ năm 2023
- Làm việc ở doanh nghiệp được hưởng quyền lợi BHYT hộ nghèo không?
- Đóng BHXH có tháng lẻ khi nhận 1 lần có được làm tròn không?
- Vợ đóng BHXH nhưng không được hưởng thai sản thì chồng được hưởng thế nào