Trách nhiệm của công ty khi chậm đóng bảo hiểm y tế
Công ty mình bị chậm đóng bảo hiểm y tế mất 2 tháng rồi thì có bị phạt tiền và tính lãi không? Nếu có thì là bao nhiêu? Trong thời gian này người lao động không được dùng thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh thì công ty có phải có trách nhiệm hoàn trả gì không? Mình cám ơn nhiều!
- Tư vấn về công ty chậm cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động?
- Thời gian chậm cấp thẻ BHYT có được chi trả bảo hiểm y tế?
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về vấn đề phạt tiền khi chậm đóng bảo hiểm y tế
Theo quy định tại khoản 4 Điều 57 Nghị định 176/2013/NĐ-CP:
“4. Phạt tiền đối với hành vi đóng bảo hiểm y tế không đủ số tiền phải đóng theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng;
b) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
đ) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
e) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
g) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
h) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 120.000.000 đồng đến dưới 160.000.000 đồng;
i) Từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 160.000.000 đồng trở lên“.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp số tiền phải đóng vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
Như vậy, khi công ty chậm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động thì công ty sẽ bị xử phạt tiền theo mức nêu trên. Đồng thời công ty phải nộp lại số tiền BHYT chậm đóng.
Thứ hai, về vấn đề tính lãi chậm đóng bảo hiểm y tế
Theo Điều 37 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì công ty chậm đóng bảo hiểm y tế từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền chưa đóng.
Công thức tính lãi chậm đóng bảo hiểm như sau:
Lcđi = Pcđi x k (đồng)
Trong đó:
* Lcđi: tiền lãi chậm đóng BHYT bắt buộc tại tháng i (đồng).
* Pcđi: số tiền BHXH chậm đóng quá thời hạn phải tính lãi tại tháng i (đồng), được xác định như sau:
Pcđi = Plki – Spsi (đồng)
Trong đó:
Plki: tổng số tiền BHYT phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (không bao gồm số tiền lãi chậm đóng, lãi truy thu các kỳ trước còn nợ nếu có).
Spsi: số tiền BHYT phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, xác định như sau:
+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức hằng tháng: số tiền BHYT phải đóng phát sinh bằng số tiền phát sinh của tháng trước liền kề tháng tính lãi;
+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức 03 tháng, 06 tháng một lần: số tiền BHYT phải đóng phát sinh bằng tổng số tiền phải đóng phát sinh của các tháng trước liền kề tháng tính lãi chưa đến hạn phải đóng.
* k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%); tính bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng tính theo tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng nhà nước Việt Nam của năm trước liền kề. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng.
Thứ ba, về trách nhiệm của công ty khi chậm đóng bảo hiểm y tế
Căn cứ Điểm b Khoản 3 Điều 49 Luật bảo hiểm y tế năm 2014 quy định:
“Điều 49. Xử lý vi phạm
3. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý như sau:
b) Phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế.”
Như vậy, trường hợp công ty bạn chậm đóng bảo hiểm y tế thì phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế.
Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến về bảo hiểm y tế 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
--> Gia hạn chậm thẻ bảo hiểm y tế 1 tháng có được coi là đóng liên tục?
- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội- như thế nào là hợp lệ?
- Thời hạn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định
- Hồ sơ hưởng TCTN cho người tạm hoãn HĐLĐ trước khi hợp đồng hết thời hạn
- Thời điểm thay đổi nơi KCB ban đầu trên thẻ BHYT là khi nào?
- Điều kiện hưởng BHXH 1 lần của người nước ngoài