Trẻ em dưới 6 tuổi khám cận thị có được hưởng bảo hiểm y tế không?
Chào anh chị bên tư vấn, tôi muốn hỏi về: Trẻ em dưới 6 tuổi khám cận thị có được hưởng bảo hiểm y tế không. Cho tôi hỏi trường hợp sau: Con tôi dưới 6 tuổi thì sẽ được hưởng quyền lợi như thế nào khi đi khám chữa bệnh. Con tôi đi khám cận thị thì có được hưởng bảo hiểm y tế không?
- Trẻ dưới 6 tuổi điều trị cận thị có được chi trả bảo hiểm y tế?
- Bảo hiểm y tế của trẻ em dưới 6 tuổi khi đi khám trái tuyến
- Thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi khi bị mất
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn: Trẻ em dưới 6 tuổi khám cận thị có được hưởng bảo hiểm y tế không, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, theo thông tin bạn cung cấp thì con bạn dưới 6 tuổi thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế quy định tại điểm e khoản 3 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 và được ngân sách nhà nước đóng.
Theo đó, về mức hưởng bảo hiểm y tế của trẻ em dưới 6 tuổi được quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 như sau:
“Điều 22: Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này.
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016“.
Do thông tin bạn cung cấp không nói rõ trường hợp con bạn đi đúng tuyến hay trái tuyến nên chúng tôi chia trường hợp như sau:
+) Trường hợp con bạn đi khám đúng tuyến thì sẽ được hưởng quyền lợi là 100% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế.
+) Trường hợp con bạn đi khám trái tuyến thì mức hưởng của con bạn được xác định như sau:
- Trái tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú
- Trái tuyến tỉnh: từ ngày 01/01/2021 bạn có thể nội trú khám chữa bệnh trái tuyến tỉnh mà vẫn được hưởng mức quyền lợi cao nhất.
- Trái tuyến huyện: 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Lưu ý: nếu con bạn đi trái tuyến tỉnh và trái tuyến trung ương nhưng điều trị ngoại trú thì không được hưởng bảo hiểm y tế.
Thứ hai, căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 quy định:
“Điều 23: Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế
7. Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi”.
Như vậy, vì con bạn dưới 6 tuổi nên khi đi khám cận thị vẫn được bảo hiểm y tế chi trả như bình thường và mức hưởng được quy định tại Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 như trên.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Mức hưởng bảo hiểm y tế của trẻ dưới 6 tuổi khi khám bệnh không đúng tuyến
Chi phí khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi khi thẻ BHYT hết hạn
Trên đây là quy định của pháp luật về: Trẻ em dưới 6 tuổi khám cận thị có được hưởng bảo hiểm y tế không. Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7:1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Mức hưởng BHYT đối tượng K2 có gì khác so với các đối tượng còn lại?
- Khám chữa bệnh tại cơ sở không có hợp đồng khám chữa bệnh BHYT?
- Điều kiện để được hưởng chế độ thai sản của vợ và chồng năm 2023
- Quy định về điều kiện hỗ trợ học nghề cho người lao động.
- Nếu không hoàn trả bảo hiểm thất nghiệp thì phải làm sao?