Trợ cấp thất nghiệp khi người đang hưởng chết được trả cho ai?
Trợ cấp thất nghiệp khi người đang hưởng chết được trả cho ai? Bố tôi vừa hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp được 01 tháng (tháng 1/2021) do cơ quan BHXH chi trả thì chết do ốm đau. Ông đã đóng bảo hiểm được hơn 7 năm rồi và còn 6 tháng trợ cấp chưa nhận.
Vậy cho tôi hỏi trợ cấp thất nghiệp khi người đang hưởng chết thì được giải quyết như thế nào, thân nhân có được hưởng thay không? Gia đình tôi có được nhận trợ cấp mai táng và tiền tuất hàng tháng không? 6 tháng trợ cấp thất nghiệp chưa hưởng của bố tôi có được trả dồn vào tiền mai táng và tiền tuất hay không?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi trợ cấp thất nghiệp khi người đang hưởng chết được trả cho ai cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, trợ cấp thất nghiệp khi người đang hưởng chết được trả cho ai?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 53 Luật Việc làm năm 2013 quy định:
“1. Các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp:
a) Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;
b) Tìm được việc làm;
c) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
d) Hưởng lương hưu hằng tháng;
đ) Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng;
e) Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này trong 03 tháng liên tục;
g) Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
i) Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp;
k) Chết;
l) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
m) Bị tòa án tuyên bố mất tích;
n) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù”.
Như vậy
Theo quy định tại Luật việc làm năm 2013 khi người đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp chết là một trong các trường hợp chấm dứt hưởng. Vì thế, gia đình bạn không thể tiếp tục hưởng các tháng bảo hiểm thất nghiệp còn lại sau khi bố bạn mất.
Thứ hai, về trợ cấp mai táng
Căn cứ theo quy định tại Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, trợ cấp mai táng phí được quy định như sau:
“Điều 66. Trợ cấp mai táng
1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:
a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;
b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết”.
Bạn cho biết bố của bạn đã đóng được hơn 7 năm bảo hiểm và mất vào tháng 10/2019 do ốm đau. Đối chiếu quy định nêu trên thì người đứng ra lo mai táng cho bố của bạn sẽ nhận trợ cấp mai táng tương đương 14.900.000 đồng (vì theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP lương cơ sở hiện nay đang là 1.490.000 đồng).
Bạn có thể tham khảo bài viết: Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất và thời gian nộp
Tư vấn bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172
Thứ ba, về trợ cấp tuất hàng tháng
Căn cứ Khoản 1 Điều 67 và Khoản 1 Điều 69 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 67. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng
1. Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:
a) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
b) Đang hưởng lương hưu;
c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên”.
“Điều 69. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần
Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần:
1. Người lao động chết không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này;”
Theo thông tin bạn cung cấp, bố của bạn đã đóng được hơn 7 năm bảo hiểm và mất vào tháng 10/2019 do ốm đau. Có thể thấy đây không phải là 01 trong các trường hợp được giải quyết nhận trợ cấp tuất hàng tháng. Tuy nhiên, các thân nhân sẽ được nhận trợ cấp tuất 01 lần.
Bạn có thể tham khảo bài viết: Tính hưởng trợ cấp tuất một lần theo luật mới
Thứ tư, về vấn đề cộng dồn trợ cấp thất nghiệp chưa hưởng chế độ tử tuất
Khoản 4 Điều 53 Luật Việc làm năm 2013 quy định như sau:
“4. Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều này được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện quy định tại Điều 49 của Luật này”.
Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định:
“Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất“.
Như vậy, trường hợp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp do bị chết thì không được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Mặt khác, trợ cấp thất nghiệp được chi trả dựa trên quỹ bảo hiểm thất nghiệp mà bố bạn đã đóng; còn chế độ tử tuất dựa trên cơ sở đóng quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đây là 02 chế độ hoàn toàn khác nhau nên không đặt ra vấn đề cộng dồn chế độ độ thất nghiệp chưa hưởng của bố bạn vào trợ cấp tử tuất cho thân nhân.
Trên đây là bài viết về vấn đề trợ cấp thất nghiệp khi người đang hưởng chết được trả cho ai?
Nếu còn vấn đề gì thắc mắc về trợ cấp thất nghiệp khi người đang hưởng chết được trả cho ai; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến về bảo hiểm 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
-> Thân nhân hưởng trợ cấp tuất một lần bao gồm những ai
- Mức bảo hiểm một lần cho người lao động đóng được 01 năm 06 tháng BHXH
- Mẫu giấy chứng nhận nghỉ để dưỡng thai áp dụng năm 2021
- Thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu từ quận 9 về quận Gò Vấp
- Thủ tục điều chỉnh thông tin bị sai trên thẻ bảo hiểm y tế năm 2021
- NLĐ trong thời gian thử việc thì công ty có phải đóng BHXH không?