Trợ cấp tuất khi thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng
Xin chào Tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về trợ cấp tuất khi thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng. Bác tôi là đối tượng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bị chết do tai nạn lao động; Bác có vợ 56 tuổi (không có nguồn thu nhập); có một con 13 tuổi. Vậy bác gái và con có được hưởng khoản trợ cấp nào không? Mức hưởng là bao nhiêu? Xin cảm ơn.
- Quy định về cách tính mức hưởng trợ cấp tuất hàng tháng
- Chế độ tử tuất cho người lao động đóng bảo hiểm trên 15 năm
- Có được hưởng hai chế độ người cao tuổi và chế độ tử tuất cùng lúc?
Tư vấn Bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về trợ cấp tuất khi thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ Khoản 1 và Khoản 2 Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng:
“1. Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:
c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:
a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.“
Theo đó, trường hợp của bác bạn bị mất do tai nạn lao động; khi đó vợ 56 tuổi và con 13 tuổi của bác bạn sẽ đủ điều kiện để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
Về mức hưởng trợ cấp tuất
Theo khoản 1 Điều 68 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức hưởng trợ cấp tuất hằng tháng:
“1. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.”
Theo đó, bác gái do bác không có thu nhập nên bác thuộc vào trường hợp không có người trực tiếp nuôi dưỡng; nên mức hưởng bằng 70% mức lương cơ sở. Đến khi con bác đủ 18 tuổi, sau đó hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bằng 50% mức lương cơ sở. Con bác 13 tuổi có mức hưởng bằng 50% mức lương cơ sở.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận:
Như vậy, trong trường hợp của bạn, vợ và con của bác bạn sẽ thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng. Theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP mức lương cơ sở ở thời điểm hiện tại là 1.490.000. Vậy mức hưởng của bác gái bằng 1.043.000 đồng, của con bác bằng 745.000 đồng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất và thời gian nộp
Nếu còn vấn đề gì thắc mắc về trợ cấp tuất khi thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng; vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Có thể hưởng tiền thất nghiệp khi đóng không liên tục?
- Đi xuất khẩu lao động nước ngoài có được hưởng thất nghiệp?
- Bồi thường hoặc trợ cấp TNLĐ, BNN có được cộng dồn các lần hay không?
- Điều kiện để được nhận hỗ trợ tiền thuê nhà theo Quyết định 08
- Nghỉ 2 tháng để đi chữa bệnh thì được hưởng ốm đau hay không?