Trường hợp cấp cứu không có giấy chuyển tuyến được hưởng BHYT không?
Trường hợp cấp cứu không có giấy chuyển tuyến được hưởng BHYT không? Mẹ em có thẻ BHYT hộ cận nghèo, mẹ em bị bệnh tim đã lâu, hôm qua mẹ em lên cơn đau tim nên gia đình đưa mẹ em vào cấp cứu tại bệnh viện tuyến tỉnh mà không vào tuyến huyện để xin giấy chuyển tuyến nữa. Sau quá trình điều trị bên bệnh viện nói mẹ em đi trái tuyến mà không xác nhận cho mẹ em là cấp cứu có đúng không? Nếu trái tuyến thì mức hưởng là bao nhiêu? Trường hợp cấp cứu không có giấy chuyển tuyến được hưởng BHYT không?
- Thời hạn của giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh
- Khám chữa bệnh vượt tuyến có được chi trả bảo hiểm y tế không?
- Khám lại theo giấy hẹn có cần giấy chuyển tuyến?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về vấn đề: Trường hợp cấp cứu không có giấy chuyển tuyến được hưởng BHYT không; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Mẹ bạn tham gia bảo hiểm y tế theo đối tượng hộ gia đình cận nghèo nên theo quy định của luật mức hưởng của mẹ bạn là 95% chi phí nếu đi khám chữa bệnh đúng tuyến theo điểm d, Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Tuy nhiên, do mẹ bạn lên cơn đau tim nên gia đình bạn đã đưa mẹ vào cấp cứu tại bệnh viện tuyến tỉnh và gia định bạn không vào bệnh viện huyện nơi mẹ bạn đăng kí khám chữa bệnh ban đầu để lấy giấy chuyển tuyến. Trường hợp của mẹ bạn cấp cứu tại bệnh viện tuyến tỉnh chúng tôi tư vấn cho bạn cụ thể cho bạn như sau:
Căn cứ Khoản 4 Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT về các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế:
“Điều 11. Các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
4.Trường hợp cấp cứu:
a) Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.
b) Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu sau khi đã điều trị ổn định.”
Theo đó, nếu trong hồ sơ bệnh án của mẹ bạn được xác nhận là cấp cứu thì sẽ được xác định là đúng tuyến. Khi đó, mức hưởng bảo hiểm y tế của mẹ bạn là 95%. Trường hợp không được xác nhận vào hồ sơ bệnh án là cấp cứu thì mẹ bạn được hưởng là 57% chi phí khám chữa bệnh theo Điều 22 Luật bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Tổng đài tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900.6172
Như vậy, theo những thông tin bạn cung cấp trên thì chúng tôi không thể xác định rõ hơn cho bạn là trường hợp mẹ bạn được hưởng mức đúng tuyến hay trái tuyến, nên mẹ bạn cần kiểm tra lại hồ sơ bệnh án khi làm thủ tục thanh toán để biết được trường hợp của mình có được xác định đúng tuyến hay không theo quy định.
Trên đây là bài viết của chúng tôi tư vấn cho bạn về vấn đề Trường hợp cấp cứu không có giấy chuyển tuyến được hưởng BHYT không. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Hưởng BHYT khi khám chữa bệnh ngoại trú
Thay đổi hình thức tham gia BHYT từ hộ gia đình sang đơn vị công tác
Nếu bạn còn vấn đề thắc mắc về vấn đề: Trường hợp cấp cứu không có giấy chuyển tuyến được hưởng BHYT không cần được giải đáp; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn; giải đáp trực tiếp.
- Mất thẻ BHYT khi đi KCB thì có được BHYT thanh toán lại không?
- Có phải nộp lại thẻ BHYT khi chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi đơn vị xin tạm ngừng đóng BHXH
- Lao động nữ có bầu được nghỉ trước sinh con bao nhiêu tháng
- Viên chức có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp khi đi làm không?