Trường hợp nào đóng BHXH nhưng lại không được hưởng chế độ ốm đau?
Tôi muốn hỏi có ai đóng bảo hiểm xã hội nhưng lại không được hưởng chế độ ốm đau với lý do không thuộc đối tượng áp dụng hay không? Xin cám ơn và mong sớm được hồi đáp!
- Đối tượng được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của Luật bảo hiểm
- Đối tượng được hưởng chế độ ốm đau và thai sản theo quy định
- Nghỉ việc để chăm mẹ ốm có được hưởng chế độ ốm đau không?
Tư vấn chế độ ốm đau:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về trường hợp nào đóng BHXH nhưng lại không được hưởng chế độ ốm đau; chúng tôi xin được trả lời bạn như sau:
Căn cứ theo Điều 24 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 24. Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau
Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này”.
Dẫn chiếu đến Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì những đối tượng có tham gia đóng BHXH bắt buộc nhưng không thuộc đối tượng áp dụng nên không được hưởng chế độ ốm đau là:
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Bên cạnh đó, tại Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định”.
Tư vấn chế độ ốm đau trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, theo quy định những trường hợp mà tham gia BHXH tự nguyện thì chỉ bao gồm chế độ hưu trí và tử tuất mà không có chế độ ốm đau. Do đó, người tham gia BHXH tự nguyện cũng là trường hợp có tham gia đóng BHXH mà không được hưởng chế độ ốm đau.
Trên đây là bài viết Trường hợp nào đóng BHXH nhưng lại không được hưởng chế độ ốm đau? Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Đóng BHXH 15 năm được hưởng chế độ ốm đau thế nào khi bị ung thư?
Cả vợ và chồng cùng nghỉ chăm con ốm có được hưởng chế độ ốm đau không?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về Trường hợp nào đóng BHXH nhưng lại không được hưởng chế độ ốm đau; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Tính chế độ hưu trí khi đóng được 39 năm
- Bị bệnh lao cột sống có được cấp giấy chuyển tuyến 1 lần/năm không?
- Nghỉ việc vẫn được thanh toán chế độ thai sản
- Thời hạn giải quyết hỗ trợ học nghề và có thể ủy quyền lấy quyết định được không?
- Nghỉ trước sinh 2 tháng thì có ảnh hưởng đến chế độ thai sản không?