Trường hợp nào được cộng dồn thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục?
Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về vấn đề tham gia BHYT 5 năm liên tục thì quyền lợi sẽ cao hơn các đối tượng khác là được hưởng 100% chi phí đúng không ạ? Luật Bảo hiểm y tế có cho phép người lao động trong một số trường hợp được cộng dồn thời gian tham gia bảo hiểm y tế để được hưởng chính sách bảo hiểm y tế 05 năm liên tục hay không? Xin cảm ơn rất nhiều.
- Đóng gián đoạn 4 tháng nhận thẻ BHYT 5 năm liên tục được không?
- Điều kiện để hưởng quyền lợi khi tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về quyền lợi BHYT 5 năm liên tục
Căn cứ theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế như sau:
”Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
đ) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;”
Như vậy, theo quy định trên thì đối với người tham gia BHYT 5 năm liên tục sẽ được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
Thứ hai, trường hợp nào được cộng dồn thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì:
“Điều 12. Thẻ bảo hiểm y tế
Thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội phát hành, phản ánh được các thông tin sau:
5. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên đối với đối tượng phải cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.
Người được cơ quan có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, làm việc hoặc theo chế độ phu nhân, phu quân hoặc con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi đi theo bố hoặc mẹ công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thì thời gian ở nước ngoài được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế.
Người lao động khi đi lao động ở nước ngoài thì thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế trước khi đi lao động ở nước ngoài được tính là thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế nếu tham gia bảo hiểm y tế khi về nước trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh.
Người lao động trong thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật việc làm thì thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế trước đó được tính là thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế.
Đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật bảo hiểm y tế khi nghỉ hưu, xuất ngũ, chuyển ngành hoặc thôi việc, nếu thời gian học tập, công tác trong quân đội nhân dân, công an nhân dân và tổ chức cơ yếu chưa tham gia bảo hiểm y tế thì thời gian đó được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục.”
Theo đó, người lao động sẽ được cộng dồn thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục khi thời gian đóng bảo hiểm y tế bị gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.
Thời điểm 5 năm liên tục của BHYT được hiểu như thế nào?
Cách xác định thời điểm tham gia BHYT 5 năm liên tục
- Có được hưởng chế độ ốm đau khi nghỉ chăm con ốm không?
- Mức đóng và thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào?
- Làm thế nào khi công ty không thanh toán chế độ thai sản cho người lao động?
- Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi ra nước ngoài định cư
- Nghỉ dưỡng sức sau khi phá thai được quy định như thế nào?