Truy cứu trách nhiệm khi cho người khác mượn thẻ BHYT khám bệnh
Truy cứu trách nhiệm khi cho người khác mượn thẻ BHYT khám bệnh. Tôi có người em trai sinh đôi. Hôm trước em tôi bị đau bụng dữ dội muốn đi khám mà không tìm thấy thẻ BHYT nên tôi đã cho em mượn thẻ của mình. Nếu không may chúng tôi bị phát hiện thì có bị truy cứu gì hay không? Tôi cho em mượn thẻ là hoàn toàn tự nguyện.
- Có được trả thẻ bảo hiểm y tế sau khi cho người khác mượn thẻ
- Cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế bị phạt như thế nào?
- Xử phạt hành vi tẩy xóa, sửa chữa thẻ bảo hiểm y tế
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về vấn đề truy cứu trách nhiệm khi cho người khác mượn thẻ BHYT khám bệnh; chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì người tham gia bảo hiểm y tế có nghĩa vụ:
“Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế”.
Vì vậy, hành vi cho mượn thẻ BHYT của bạn là trái quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 84 và Khoản 1 Điều 115 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 84. Vi phạm quy định về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Điều 115. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2020.”
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, trường hợp bạn cho người khác mượn thẻ BHYT để đi khám chữa bệnh từ ngày 15 tháng 11 năm 2020 sẽ bị xử phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế hoặc từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế. Ngoài ra, bạn còn buộc phải hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có).
Trên đây là bài viết về vấn đề truy cứu trách nhiệm khi cho người khác mượn thẻ BHYT khám bệnh. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Những trường hợp thẻ bảo hiểm y tế không còn giá trị sử dụng
Mượn thẻ BHYT của chị gái để đi khám chữa bệnh có bị phạt không?
Nếu còn vướng mắc về truy cứu trách nhiệm khi cho người khác mượn thẻ BHYT khám bệnh; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Mức tiền lương đóng BHXH làm căn cứ tính hưởng chế độ ốm đau năm 2023
- Trước khi hưởng chế độ thai sản mà có 2 sổ BHXH thì cần làm thủ tục gì?
- Bảo hiểm y tế của trẻ em đủ 6 tuổi chưa đến kỳ nhập học
- Mức hưởng BHYT theo hình thức tự nguyện
- Lao động nước ngoài nghỉ chăm sóc con ốm hưởng chế độ như thế nào?