Truy thu do điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng bảo hiểm
Công ty tôi phải truy thu do điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động. Cho tôi hỏi truy thu trong trường hợp này thì công ty cần những giấy tờ gì?
- Hồ sơ truy đóng tiền bảo hiểm xã hội do đóng chậm
- Điều kiện phải truy đóng bảo hiểm xã hội
- Có bị phạt vi phạm hành chính khi truy thu bảo hiểm xã hội không?
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn, chúng tôi xin được tư vấn, giải đáp như sau:
Điểm 1.3, Khoản 1, Điều 38 Quyết định 595/QĐ- BHXH quy định như sau:
“Điều 38. Truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
1. Các trường hợp truy thu
1.3. Truy thu do điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động: trường hợp sau 06 tháng kể từ ngày người có thẩm ký quyết định hoặc HĐLĐ (phụ lục HĐLĐ) nâng bậc lương, nâng ngạch lương, điều chỉnh tăng tiền lương, phụ cấp tháng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động mới thực hiện truy đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN thì số tiền truy thu BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN được tính bao gồm: số tiền phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng”.
Theo đó, điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động là một trong các trường hợp truy thu bảo hiểm. Hồ sơ truy thu được quy định tại Điểm 2.3, Khoản 2, Điều 38 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
“Điều 38. Truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
2. Điều kiện truy thu
2.3. Hồ sơ đúng đủ theo quy định tại Phụ lục 02.
Trường hợp đơn vị đề nghị truy thu cộng nối thời gian dưới 6 tháng kèm theo Mẫu D04h-TS hoặc kết luận kiểm tra, từ 06 tháng trở lên kèm kết luận thanh tra của cơ quan BHXH hoặc cơ quan thanh tra hoặc Quyết định xử lý vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền”.
Căn cứ quy định trên và Phụ lục 02 ban hành kèm Quyết định 595/QĐ- BHXH; bạn cần chuẩn bị:
– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (mẫu D02-LT);
– Hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên (với lao động theo HĐLĐ);
– Bảng lương đăng ký; Bảng thanh toán tiền lương (với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương; tiền công);
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
– Bảng thanh toán tiền lương (hoặc bảng kê tiền lương; tiền công nếu trả qua ATM) tương ứng thời gian truy thu;
– Văn bản giải trình, thuyết minh …..; hoặc giấy tờ liên quan đến việc khoán sản phẩm, khoán công việc, ….. (nếu có);
– Biên bản làm việc về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho NLĐ (mẫu D04H-TS) hoặc kết luận kiểm tra (Trường hợp đơn vị đề nghị truy thu cộng nối thời gian dưới 6 tháng);
– Kết luận thanh tra của cơ quan BHXH hoặc cơ quan thanh tra hoặc Quyết định xử lý vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền (Trường hợp đơn vị đề nghị truy thu cộng nối thời gian từ 6 tháng trở lên).
Trên đây là tư vấn về vấn đề truy thu do điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng bảo hiểm. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại bài viết:
Tính tiền lãi khi chậm nộp tiền truy thu bảo hiểm xã hội?
Thủ tục điều chỉnh tăng mức lương đóng bảo hiểm cho nhân viên?
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn trực tiếp.
- Có được nộp hồ sơ hưởng TCTN trong thời gian tạm hoãn hợp đồng 3 tháng?
- Không thông báo cho công ty có được giải quyết chế độ thai sản?
- Mức chi trả của BHYT khi điều trị sử dụng dịch vụ kĩ thuật cao
- Cách tính thời điểm 5 năm liên tục ghi trên thẻ BHYT
- Có được lấy BHXH một lần ngay sau khi hết tuổi lao động?