Người lao động nước ngoài ốm đau hưởng chế độ gì?
Bên em có người lao động nước ngoài bắt đầu đóng BHXH từ tháng 12 năm 2018 theo quy định mới. Nếu người lao động bị ốm vài hôm thì được hưởng chế độ ốm đau như thế nào ạ?
- Chế độ ốm đau đối với người lao động nước ngoài như thế nào?
- Giấy ra viện không có tên cha, mẹ có được hưởng chế độ ốm đau?
- Công nhân may phẫu thuật gan hưởng chế độ ốm đau như thế nào?
Tư vấn chế độ ốm đau:
Với vấn đề: Người lao động nước ngoài ốm đau hưởng chế độ gì; Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, về thời gian hưởng chế độ ốm đau:
Điều 6 Nghị định 143/2018/NĐ- CP quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nước ngoài:
“Điều 6. Chế độ ốm đau
[…] 2. Thời gian hưởng chế độ ốm đau
a) Thời gian hưởng chế độ ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội;”
Dẫn chiếu quy định Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:
“Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; …
[…] 3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.”
Nếu người lao động bị ốm đau trong tháng 12 năm 2018, tức tháng đầu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (dưới 15 năm), do vậy thời gian hưởng chế độ ốm đau phụ thuộc vào điều kiện làm việc:
+) Tối đa 30 ngày nếu làm công việc bình thường
+) Tối đa 40 ngày nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm tại vùng có phụ cấp 0.7 trở lên.
Thời gian nghỉ hưởng thực tế bằng thời gian thực tế người lao động điều trị tại cơ sở khám, chữa bệnh.
Tư vấn chế độ ốm đau trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ hai, về mức hưởng chế độ ốm đau:
Điều 6 Nghị định 143/2018/NĐ- CP quy định về mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nước ngoài như sau:
“Điều 6. Chế độ ốm đau
[…] 3. Mức hưởng chế độ ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Luật bảo hiểm xã hội.”
Theo quy định tại Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, mức hưởng như sau:
“Điều 28. Mức hưởng chế độ ốm đau
1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.”
Theo đó, người lao động nước ngoài bị ốm đau thông thường được hưởng chế độ ốm đau đối với tỉ lệ hưởng 75% mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, chế độ ốm đau của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam giống như chế độ ốm đau của người lao động Việt Nam khi tham gia Bảo hiểm xã hội tại Doanh nghiệp.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Con ốm có được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau không?
- Nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau có tính vào nghỉ hàng năm?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Tính thời hạn nộp hồ sơ hưởng ốm đau năm 2023 từ thời điểm nào?
- Là con liệt sỹ thì có phải tham gia BHYT ở công ty không?
- Có bị xử phạt khi không chốt và trả sổ BHXH cho người lao động?
- Thời hạn công ty báo giảm lao động khi NLĐ nghỉ việc
- Đã quá hạn đến nhận kết quả thì có được hưởng BHTN tiếp không?