Viết mẫu D02-TS khi báo tăng lao động như thế nào?
Công ty tôi kí hợp đồng lao động với 1 lao động thời hạn 2 tháng thì có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Hướng dẫn tôi viết mẫu D02-TS khi báo tăng lao động với ạ?
- Báo tăng lao động khi không có sổ bảo hiểm xã hội
- Có phải nộp hợp đồng lao động khi làm thủ tục báo tăng lao động?
Dịch vụ tư vấn Bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, kí hợp đồng lao động 2 tháng thì có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, người ký kết các loại hợp đồng thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:
- Hợp đồng không xác định thời hạn
- Hợp đồng xác định thời hạn
- Hợp đồng mùa vụ hoặc theo công việc nhất định từ 3 đến dưới 12 tháng
- Hợp đồng có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng
Theo đó, công ty bạn ký hợp đồng lao động 2 tháng với người lao động nên trường hợp này cả công ty và người lao động đều phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Thứ hai, viết mẫu D02-TS khi báo tăng lao động như thế nào?
Căn cứ theo mẫu D02-TS ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, bạn thực hiện điền những thông tin như sau:
– Cột A: Đối với từng mục ghi số thứ tự từ nhỏ đến lớn.
– Cột B: Ghi rõ họ và tên của từng NLĐ và ghi tương ứng vào từng mục tăng lao động, tăng tiền lương hoặc giảm tiền lương, giảm lao động.Trong từng mục nên ghi theo thứ tự như sau: Người đã có sổ BHXH ghi trước, người chưa có số BHXH ghi sau.
– Cột C: Ghi sổ BHXH đối với NLĐ đã có sổ BHXH, đối với người chưa có sổ BHXH đã được cấp thẻ BHYT thì ghi số thẻ BHYT; nếu chưa có thì để trống.
– Cột 1: Ghi đầy đủ và chi tiết chức vụ, cấp bậc, chức danh công việc, điều kiện làm việc theo QĐ hoặc HĐLĐ, hợp đồng làm việc của từng NLĐ.
– Cột 2: Ghi phần lương mà NLĐ được hưởng vào chỉ tiêu này.
– Cột 3,4,5: Ghi phụ cấp chức vụ bằng hệ số; phụ cấp thâm niên vượt khung, thâm niên nghề bằng tỉ lệ phần trăm vào cột tương ứng, trường hợp không được hưởng trợ cấp nào thì không ghi.
– Cột 6: Ghi phụ cấp lương theo quy định của Pháp luật lao động từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 (nếu có).
– Cột 7: Ghi các khoản bổ sung khác theo quy định của Pháp luật lao động (nếu có).
– Cột 8,9: Ghi từ tháng năm đến tháng năm NLĐ bắt đầu tham gia hoặc điều chỉnh mức đóng. Nếu NLĐ có thời gian truy đóng BHYT, BHXH, BHTN thì viết từng dòng, theo từng mốc thời gian truy đóng.
– Cột 10: Ghi sổ; ngày tháng năm của HĐLĐ, hợp đồng làm việc hoặc quyết định tiếp nhận, tuyển dụng; tạm hoãn HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương … Nếu NLĐ ngừng tham gia BHYT mà không trả thẻ BHYT thì ghi “Không trả thẻ”. Ghi đối tượng được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn nếu có giấy tờ chứng minh như: cựu chiến binh, người có công với cách mạng,…
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Loại hợp đồng tham gia bảo hiểm xã hội mới nhất
Hướng dẫn cách điền mẫu D01-TS khi chậm báo tăng lao động