Xử phạt bệnh viện khi không chuyển tuyến trong trường hợp cấp cứu
Cho tôi hỏi về vấn đề bệnh viện không chuyển tuyến. Mẹ tôi bị tai nạn và cấp cứu tại bệnh viện X. Tuy nhiên sau khi cấp cứu lần đầu tình trạng mẹ tôi vẫn không khá lên, bác sĩ cũng có nói rằng bệnh viện không có đủ cơ sở vật chất để chữa trị. Tuy nhiên, bệnh viện vẫn giữ mẹ tôi ở lại mà không thực hiện chuyển tuyến. Vậy trong trường hợp này bệnh viện sẽ bị xử phạt thế nào?
- Chuyển tuyến điều trị khi đi khám chữa bệnh trái tuyến
- Thời hạn sử dụng của giấy chuyển tuyến đối với người có thẻ bảo hiểm y tế
- Bệnh phát sinh trong quá trình điều trị sau khi chuyển tuyến thì có được hưởng BHYT?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Với trường hợp của bạn về xử phạt bệnh viện khi không chuyển tuyến trong trường hợp cấp cứu; Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định như sau:
“Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm chuyển người bệnh kịp thời đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật”.
Như vậy, khi mẹ bạn đi cấp cứu tại bệnh viện mà bệnh viện không có đủ điều kiện chuyên môn để chữa trị cho mẹ bạn thì bệnh viện phải có trách nhiệm chuyển mẹ bạn tới cơ sở khám chữa bệnh khác có đầy đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật. Do đó, việc bệnh viện giữ mẹ bạn lại là trái với quy định của pháp luật.
Trong trường hợp này bạn có thể khiếu nại lên Giám đốc bệnh viện để yêu cầu được giải quyết. Nếu vẫn không được giải quyết hoặc kết quả giải quyết của Giám đốc bệnh viện không làm bạn hài lòng, bạn có thể khiếu nại đến Giám định viên bảo hiểm y tế tại bệnh viện X hoặc cơ quan cấp trên có thẩm quyền mà bệnh viện đó trực thuộc.
Việc bệnh viện vi phạm quy định về chuyển tuyến điều trị sẽ bị xử phạt theo khoản 4 Điều 40 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2020 thì sẽ bị phạt với mức:
“4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện hành vi không chuyển người bệnh cấp cứu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp khi tình trạng người bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở.”
Theo đó, việc bệnh viện không chuyển người bệnh cấp cứu đến cơ sở khám chữa bệnh phù hợp khi bệnh viện không có khả năng chữa trị cho người này thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Xử phạt bệnh viện khi không chuyển tuyến trong trường hợp cấp cứu.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Thời hạn của giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh
Tái khám chữa bệnh có lịch hẹn khi chuyển tuyến
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Trợ cấp bệnh nghề nghiệp có được tăng từ tháng 7 không?
- Được ủy quyền thông báo về việc tìm kiếm việc làm không?
- Sau khi đi nghĩa vụ quân sự có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
- Công ty có bị xử phạt khi không làm thủ tục chốt sổ BHXH cho NLĐ?
- Mức hưởng BHXH một lần khi đã tham gia đóng BHXH được 03 năm 10 tháng