Xử phạt vi phạm hành chính trong khi mượn thẻ BHYT của người khác đi KCB
Xử phạt vi phạm hành chính trong khi mượn thẻ BHYT của người khác đi KCB. Cho em hỏi em mà mượn thẻ BHYT của người khác đi khám chữa bệnh thì có bị phạt nặng không ạ? Em cám ơn!
- Truy cứu trách nhiệm khi cho người khác mượn thẻ BHYT khám bệnh
- Có được trả thẻ bảo hiểm y tế sau khi cho người khác mượn thẻ
- Cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế bị phạt như thế nào?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi xử phạt vi phạm hành chính trong khi mượn thẻ BHYT của người khác đi KCB tới Tổng đài tư vấn. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau
Căn cứ Khoản 1 Điều 49 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định như sau:
“Điều 49. Xử lý vi phạm
1. Người có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan đến bảo hiểm y tế thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”
Đồng thời căn cứ căn cứ theo quy định tại Điều 84 và Khoản 1 Điều 115 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 84. Vi phạm quy định về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Điều 115. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2020.”
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, trường hợp bạn cho người khác mượn thẻ BHYT để đi khám chữa bệnh từ ngày 15 tháng 11 năm 2020 sẽ bị xử phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế hoặc từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế. Ngoài ra, bạn còn buộc phải hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có).
Trên đây là bài viết viết về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong khi mượn thẻ BHYT của người khác đi KCB. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết khác tại:
Mượn thẻ BHYT của chị gái để đi khám chữa bệnh có bị phạt không?
Mức hưởng bảo hiểm y tế khi đi khám và điều trị tại tuyến trung ương
Nếu còn vướng mắc về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong khi mượn thẻ BHYT của người khác đi KCB; bạn vui lòng liên hệ đến Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn trực tiếp.
- Thời hạn nộp hồ sơ hưởng TCTN của viên chức năm 2021
- Có thể nhận tiền trợ cấp thất nghiệp luôn một lần hay không?
- Các trường hợp tạm dừng hưởng luơng hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng
- Trợ cấp thất nghiệp khi hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp hàng tháng
- Cách điền mẫu 01B-HSB giải quyết chế độ thai sản cho lao động nữ sinh con