19006172

Không ghi tên cha trên giấy khai sinh của con được không?

Không ghi tên cha trên giấy khai sinh của con được không?

Em ly hôn khi mang bầu được 03 tháng. Nay em đã sinh con và ra làm thủ tục khai sinh cho con thì được cán bộ hộ tích xã yêu cầu phải để họ và tên của cha trong giấy khai sinh của bé. Tuy nhiên, đã ly hôn rồi nên em không muốn liên quan gì đến ba đứa bé mà chỉ muốn khai sinh cho con theo họ mẹ và không ghi tên cha trong Giấy khai sinh. Nhưng cán bộ hộ tịch không đồng ý. Họ hướng dẫn em muốn bỏ tên cha trên giấy khai sinh thì làm thủ tục ra Tòa án. Không thế vậy là sao. Mong anh chị giải đáp các vướng mắc trong trường hợp của em ạ, em cảm ơn.



Không ghi tên cha trên giấy khai sinh

Tư vấn Hôn nhân gia đình:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn Trường hợp của bạn, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:

Thứ nhất: Xác định cha cho con khi mang thai trước khi ly hôn;

Căn cứ Khoản 1 Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc xác định cha, mẹ cho con như sau:

“Điều 88. Xác định cha, mẹ

1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”

Theo quy định trên, nếu con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Vậy, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Do đó, trong trường hợp này: khi bạn bầu được 3 tháng thì vợ chồng bạn có quyết định ly hôn. Vì thế, sau khi ly hôn thì con bạn sinh ra vẫn nằm trong khoảng thời gian 300 ngày kể từ ngày chấm dứt hôn nhân nên đứa bé là con chung của bạn và chồng cũ của bạn.

Kết luận: Cán bộ hộ tịch xã yêu cầu bạn phải ghi tên của cha vào Giấy khai sinh của con là đúng. Trường hợp bạn cho rằng đứa bé không phải là con của chồng cũ thì bạn phải có căn cứ và phải được tòa án xác định.

Thứ hai: xác định quan hệ huyết thống cha con tại Tòa án;

Căn cứ Điều 101 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc xác định cha, mẹ cho con quy định như sau:

“Điều 101. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con

1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.

2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.

Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”

Theo quy định trên, việc xác định hoặc từ chối việc nhận cha cho con thì phải được làm thủ tục tại Tòa án nhân dân. Do đó, trong trường hợp này: bạn không muốn ghi tên cha vào Giấy khai sinh của con thì bạn cần có những tài liệu, căn cứ chứng minh con của bạn không phải là con của chồng cũ bằng cách đi giám định AND và thông qua Tòa án để tuyên về việc: người con và người chồng cũ của bạn không có quan hệ huyết thống cha con. Từ văn bản xác nhận của Tòa án cơ quan Hộ tịch sẽ ghi vào sổ hộ tịch tương ứng cho bạn. Vậy thủ tục bạn cần lưu ý như sau:

Bước 01: Đến cơ sở y tế có thẩm quyền để xác định ADN của con bạn và người chồng cũ;

Bước 02: Sau khi nhận được kết quả ADN mà cho thấy đứa bé và chồng cũ không có quan hệ huyết thống cha con thì bạn làm bộ hồ sơ đến Tòa án nhân dân quận, huyện nơi cư trú của chồng hoặc của con bạn để tuyên chồng cũ và con bạn không phải là cha con.

Bước 03: Tòa án ra Quyết định xác định quan hệ cha con.

Bước 04: Bạn cầm Quyết định của Tòa án đến cơ quan hộ tịch tại địa phương để khai sinh cho con;

KẾT LUẬN: Cán bộ hộ tích bắt bạn phải ghi tên cha vào giấy khai sinh của con là đúng và có căn cứ pháp lý. Nếu bạn không thừa nhận hoặc có tranh chấp về việc xác định cha – con và không muốn ghi tên cha vào giấy khai sinh thì chỉ còn cách ra Tòa Án nhân dân nhờ tuyên về quan hệ huyết thống cha con theo giấy giám định ADN. Trường hợp giấy ADN kết luận đứa bé và chồng cũ của bạn là cha con thì không có cách nào khác mà bắt buộc bạn phải ghi tên cha vào giấy khai sinh của con thì mới làm Giấy khai sinh cho con được.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau: Yêu cầu xác định cha ruột cho con khi thông qua giám định ADN

Mọi vấn đề, thủ tục còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam