19006172

Đòi lại nhà đất của con trai sau khi đã tặng cho vì bị ngược đãi

Đòi lại nhà đất của con trai sau khi đã tặng cho vì bị ngược đãi

Hơn 3 năm trước, mẹ tôi (78 tuổi) đã sang tên ngôi nhà 3 tầng và đất cho vợ chồng anh trai tôi. Nhưng cũng kể từ đó đến nay, mẹ tôi liên tục bị anh trai và chị dâu tôi ngược đãi bằng việc bỏ đói, không cho tiếp xúc với mọi người và ốm đau không được thuốc thang hoặc đi viện… Tôi là phận gái, ở xa và sống cùng bố mẹ chồng nên không thể đón mẹ tôi về phụng dưỡng. Gần đây mẹ tôi vì không chịu đựng được sự ngược đãi của con trai nên bỏ ra rìa làng dựng túp lều ở một mình. Trước đó, vợ chồng anh trai tôi tuy đã nhiều lần được chính quyền, đoàn thể địa phương khuyên giải, nhắc nhở nhưng vẫn không đối xử tử tế với mẹ tôi. Xin hỏi luật sư, những việc làm nêu trên của vợ chồng anh trai tôi có vi phạm pháp luật không? Mẹ tôi muốn đòi lại nhà và đất thì phải làm thế nào?



Đòi lại nhà đất của con trai

Tư vấn pháp luật đất đai:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVới trường hợp của bạn về: Đòi lại nhà đất của con trai sau khi đã tặng cho vì bị ngược đãi; tổng đài xin tư vấn như sau:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 19006172. Sau khi nghiên cứu trường hợp của bạn, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Cơ sở pháp lý:

– Luật hôn nhân và gia đình 2014.

– Bộ luật dân dự năm 2015

– Luật Phong chống bạo lực gia đình năm 2007

Nội dung:

Thứ nhất, về hành vi bạo lực gia đình của vợ chồng anh trai bạn với mẹ;

Việc làm của vợ chồng anh chị bạn đã vi phạm bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và gia đình cũng như vi phạm theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007. Đồng thời đây là hành vi xâm phạm tới sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của mẹ bạn được quy định tại Điều 583 Bộ luật dân sự năm 2015. Do đó, bạn có thể báo với chính quyền địa phương nơi mẹ bạn đang sinh sống để vợ chồng anh trai bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính phù hợp với mức độ vi phạm. Trường hợp, vợ chồng anh trai của bạn có hành vi bạo lực gia đình với mẹ bạn mà dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên thì có thể bị khởi hình sự theo Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Cụ thể:

Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình

1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.”

Vậy, khi mẹ bạn bị bạo lực gia đình thì cần thực hiện như sau:

Bước 01: Thông báo với cơ quan có thẩm quyền để xử lý hành vi bạo lực gia đình của anh trai bạn: Ủy ban nhân dân xã nơi cư trú của mẹ bạn hoặc Cơ quan Công an. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ với các tổ chức xã hội như cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình và cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, các địa chỉ tin cậy trên địa bàn do Ủy ban nhân dân cấp xã công bố để được tư vấn, hỗ trợ khi bị xâm phạm quyền lợi.

Bước 02: Xác nhận vụ việc bạo lực có diễn ra: Cá nhân thuộc Cơ quan có thẩm quyền khi nhận tin báo phải lập  biên bản, cần gặp người đại diện UBND xã (Chủ tịch hoặc PCT xã phụ trách công tác PCBLGĐ) để báo cáo lại và sao gửi nộp biên bản.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền nêu tại Bước 1 sau khi nhận được biên bản cần: mời người có hành vi bạo lực (HVBLGĐ) (theo tin báo đã ghi biên bản) đến trụ sở để làm việc hoặc cử người đến trụ sở thôn/ấp để tổ chức buổi làm việc với người này. Buổi làm việc nhằm làm rõ từ tin báo tố giác HVBLGĐ để trao đổi, xác định thực chất vụ việc xảy ra. Buổi làm việc cần lập biên bản. Biên bản này có tên là BIÊN BẢN LÀM VIỆC

Thứ hai, về việc đòi lại nhà đất sau khi đã tặng cho;

Căn cứ tại Điều 462 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về loại Hợp đồng tặng cho có điều kiện như sau:

“Điều 462. Tặng cho tài sản có điều kiện

1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.

3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

Mẹ bạn muốn đòi lại nhà đất sau khi đã tặng cho vợ chồng anh trai do có hành vi bạo lực và ngược đãi với mẹ bạn. Điều nay chỉ thực hiện được khi và chỉ khi tại thời điểm mẹ bạn lập hợp đồng tặng cho nhà đất đối với anh trai bạn có đưa ra các điều kiện khi tặng cho là: “yêu cầu sau khi được tặng cho nhà đất thì vợ chồng người con trai phải có nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc mẹ và không được có những hành vi trái với luân thường, đạo đức”. Khi đó, nếu sau khi được tặng cho nhà đất mà vợ chồng anh trai bạn vi phạm điều kiện tặng cho nêu trên thì mẹ bạn sẽ có thể khởi kiện để đòi lại nhà đất đã tặng cho do vi phạm các nội dung trong Hợp đồng tặng cho. Ngoài ra, nếu hợp đồng tặng cho mà không ghi nhận nội dung này thì sẽ rất khó và gần như là không thể đòi lại được.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Rất mong nhận được sự hợp tác, xin cảm ơn!

Nếu có bất kỳ vấn đề gì thắc mắc liên quan đến pháp luật, vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.

luatannam