Công ty có thể sa thải nhân viên vì nghỉ 5 ngày không phép không?
Tháng 9 vì mẹ không giữ con nên em phải nghỉ 2 ngày 23 và 24 đưa rước bé đi học; và thêm 01 ngày 30 nữa vì đi sinh nhật cháu. Lên công ty thì giám đốc bắt viết cam kết hứa không nghỉ không phép nữa. Đến tháng 10 này, ngày 9 em vào xưởng làm được hai tiếng đau bụng mệt quá không làm nổi, em không xin phép mà tự ý ra bấm thẻ về. Ngày 14 vì đám giỗ bà ngoại em xin nghỉ ở nhà làm lễ cúng vì em ở với ngoại từ nhỏ. Phiên dịch nói giám đốc không cho nhưng em vẫn đành nghỉ ngày hôm đó. Như vậy, em đã nghỉ tổng cộng 5 ngày làm việc nhưng là trong 2 tháng là tháng 9 và tháng 10; chứ không phải là nghỉ 5 ngày làm việc trong 1 tháng. Vậy mà công ty đang dựa vào lý do này để sa thải nhân viên vì nghỉ 5 ngày không phép thì có đúng không ạ? Em cám ơn nhiều ạ?
- Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật sa thải
- Công ty tiến hành việc xử lý kỷ luật lao động có phải lập thành biên bản?
- Ai có thẩm quyền ký quyết định xử lý kỷ luật sa thải
Tư vấn Luật lao động
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Tổng đài tư vấn. Chúng tôi xin tư vấn về việc sa thải nhân viên vì nghỉ 5 ngày không phép cho bạn như sau:
Căn cứ Khoản 3 Điều 126 Bộ Luật lao động 2012 quy định như sau:
“Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:
3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động”.
Bên cạnh đó, Khoản 13 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/12/2018 quy định như sau:
“ Người sử dụng lao động áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải trong trường hợp người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng quy định tại Khoản 3 Điều 126 của Bộ luật lao động như sau:
a) 05 ngày làm việc cộng dồn trong khoảng thời gian tối đa 01 tháng (30 ngày), kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc;”
Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Mặt khác, Điều 13 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về vấn đề “người lao động nghỉ việc có lý do chính đáng” như sau
“Người lao động nghỉ việc có lý do chính đáng quy định tại Khoản 2 Điều 31 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Do thiên tai, hỏa hoạn mà người lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể có mặt để làm việc;
2. Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp, đứa trẻ mà người lao động mang thai hộ đang nuôi theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật”.
Như vậy
Theo quy định hiện hành, công ty có thể sa thải nhân viên vì tự ý nghỉ 05 ngày làm việc cộng dồn trong khoảng thời gian tối đa 01 tháng (30 ngày) mà không có lý do chính đáng chứ không tính theo 01 tháng dương lịch bình thường. Khoảng thời gian 30 ngày này được tính kể từ ngày đầu tiên người lao động tự ý bỏ việc.
Trường hợp của bạn, trong vòng 30 ngày bạn đã tự ý nghỉ 05 ngày làm việc cộng dồn (ngày 23/9; 24/9; 30/9; 9/10 và 14/10). Bạn cũng không thuộc 01 trong các trường hợp nghỉ việc có lý do chính đáng như đã trình bày ở trên. Do đó, công ty áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải với bạn là có căn cứ.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:
Điểm mới cần lưu ý về thông báo họp xử lý kỷ luật lao động
Có được lập biên bản kỷ luật khi người lao động vắng mặt?
Nếu còn vướng mắc về vấn đề sa thải nhân viên vì nghỉ 5 ngày không phép; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Trường hợp nào doanh nghiệp không được cho thuê lại lao động?
- Không lập nội quy lao động năm 2023 bị xử phạt như thế nào?
- Điều chỉnh thang lương, bảng lương có cần lấy ý kiến của công đoàn không?
- Công ty có phải trả trợ cấp thôi việc cho thời gian NLĐ là công an?
- Thỏa thuận làm thêm giờ giữa NLĐ và NSDLĐ có phải bằng văn bản?