Khi nào công ty phải bố trí cho NLĐ làm thêm giờ được nghỉ bù?
Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về lĩnh vực sau: Trường hợp công ty có được tự quyền quyết định về việc sắp xếp người lao động làm thêm giờ không? Trường hợp huy động làm thêm giờ nhưng không có sự đồng ý của NLĐ thì theo quy định mới bị phạt như thế nào? Nếu người lao động làm thêm giờ thì khi nào công ty có trách nhiệm bố trí nghỉ bù cho người lao động vậy ạ? Vì em mới vào làm bộ phận quản lý nhân sự nên cũng chưa thực sự hiểu được vấn đề này. Cảm ơn!
- Thế nào được hiểu là người lao động làm thêm giờ?
- Thời gian làm thêm giờ tối đa trong 1 ngày của người lao động
Luật sư tư vấn Luật lao động qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, công ty có được quyền sắp xếp NLĐ làm thêm giờ?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 106 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:
“Điều 106. Làm thêm giờ
1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.
Điều 106. Làm thêm giờ
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được sự đồng ý của người lao động;”
Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Công ty bạn khi sắp xếp về việc làm thêm giờ cho người lao động thì cần phải có sự đồng ý của người lao động.
Thứ hai, mức phạt khi sử dụng NLĐ làm thêm giờ không được sự đồng ý của NLĐ
Căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 17. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật Lao động.”
Như vậy, theo quy định tại Nghị định 28/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/04/2020 thì đối với việc công ty bạn huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động trừ trường hợp quy định tại Điều 107 của Bộ luật Lao động thì sẽ bị xử phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
Thứ ba, khi nào công ty phải bố trí cho NLĐ làm thêm giờ được nghỉ bù?
Căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 106 Bộ Luật lao động năm 2012 quy định như sau:
“Điều 106. Làm thêm giờ
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định 45/2013/NĐ-CP có quy định:
“Điều 4. Làm thêm giờ
3. Thời gian nghỉ bù theo Điểm c Khoản 2 Điều 106 của Bộ luật lao động được quy định như sau:
a) Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ;
b) Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động”.
Như vậy, theo Bộ luật Lao động thì người lao động sẽ được bố trí nghỉ bù khi: sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
->Các trường hợp người lao động không phải làm thêm giờ
- Thời hạn nộp báo cáo tình hình thay đổi lao động năm 2023 là khi nào?
- Những việc Doanh nghiệp phải làm khi lương tối thiểu vùng tăng?
- NLĐ nghỉ việc báo trước 30 ngày làm việc hay 30 ngày theo lịch?
- Thời gian để tính tiền trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động?
- Mức chuẩn cận nghèo để người bị chấm dứt HĐLĐ nhận hỗ trợ dịch Covid