Cách tính trợ cấp thôi việc cho NLĐ khi bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ
Công ty tôi có người lao động nghỉ việc do công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng do dịch Covid-19. Người này làm việc trước năm 2009 được 4 năm 10 tháng thì tính hưởng trợ cấp thôi việc cho NLĐ như thế nào? Có được tính làm tròn thành 5 năm không? Tính theo mức lương theo HĐLĐ đúng không? Mong tổng đài hướng dẫn giúp tôi, xin cảm ơn rất nhiều.
- Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc theo quy định mới nhất
- Bị chấm dứt HĐLĐ do Covid được hưởng trợ cấp thôi việc hay mất việc?
Hỗ trợ tư vấn Luật lao động qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, NLĐ có được hưởng trợ cấp thôi việc khi bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:
“Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.”
Dẫn chiếu đến quy định tại Khoản 10 Điều 36 Bộ luật lao động năm 2012 thì:
“Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.”
Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Công ty bạn có người lao động nghỉ việc do công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng do dịch Covid-19. Do đó, trường hợp này NLĐ sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định.
Thứ hai, cách tính trợ cấp thôi việc cho NLĐ khi bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ
Căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định:
“Điều 14. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó:
c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng); trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.”
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp người lao động làm việc trước năm 2009 được 4 năm 10 tháng thì sẽ được tính hưởng trợ cấp thôi việc làm tròn thành 5 năm và sẽ được hưởng 2,5 tháng tiền lương theo quy định.
Thứ ba, về mức lương tính hưởng trợ cấp thôi việc
Dẫn chiếu đến quy định tại Khoản 3 Điều 48 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:
“Điều 48. Trợ cấp thôi việc
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”
Như vậy, theo quy định trên thì tiền lương để tính trợ cấp thôi việc cho người lao động công ty bạn khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do dịch Covid-19 là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Trên đây là bài viết về vấn đề Cách tính trợ cấp thôi việc cho NLĐ khi bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ đến Luật sư tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn giải đáp trực tiếp.
->Thời gian tính trợ cấp thôi việc năm 2020 có bao gồm thử việc?
- Thời gian thử việc có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
- Công ty sử dụng ít lao động có phải thành lập công đoàn không?
- Thử việc 2 tháng có được tính hưởng trợ cấp thôi việc trong năm 2023?
- Nghỉ việc do COVID-19 chỉ được trả lương tối thiểu vùng có đúng không?
- Công ty không giải quyết cho lao động nữ nghỉ không lương sau thai sản