Bệnh nhân tái khám có cần nộp giấy chuyển viện hay không?
Vừa rồi tôi đi cấp cứu ở Trạm y tế phường Thanh Sơn (cũng là nơi tôi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu). Sau đó, Trạm y tế chuyển tôi lên Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí. Bệnh viện Đại học Y Dược hẹn tôi tái khám 2 tháng sau. Vậy khi tôi đi tái khám ở Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí có được tính là đúng tuyến? Thời hạn có giá trị sử dụng của giấy hẹn tái khám là bao lâu? Xin cảm ơn!
- Có phải xuất trình giấy chuyển tuyến khi đi tái khám không?
- Giá trị sử dụng của giấy hẹn khám lại theo quy định pháp luật
Luật sư tư vấn Bảo hiểm y tế trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn liên quan đến vấn đề bệnh nhân tái khám có cần nộp giấy chuyển viện hay không? đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, bệnh nhân tái khám có cần nộp giấy chuyển viện hay không?
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 5 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:
“Điều 15. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.
5. Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đó đến hết đợt điều trị.
Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”
Như vậy, theo quy định trên, khi đi khám lại bạn cần mang theo những giấy tờ sau:
– Thẻ bảo hiểm y tế còn giá trị sử dụng.
– Chứng minh thư nhân dân hoặc giấy tờ chứng minh về nhân thân có ảnh của bạn.
– Giấy hẹn khám lại của bác sĩ.
Nếu bạn đã được bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển hẹn tái khám thì bạn có thể đến thẳng bệnh viện này tái khám mà không cần đến Trạm y tế Phường Thanh Sơn để xin giấy chuyển tuyến. Chi phí trong lần khám chữa bệnh có giấy hẹn tái khám này được bảo hiểm y tế chi trả như trường hợp đi đúng tuyến.
Thứ hai, thời hạn sử dụng của giấy hẹn tái khám năm 2021
Căn cứ theo Mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Giấy hẹn khám lại chỉ có giá trị sử dụng 01 lần trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hẹn khám lại.”
Như vậy, mỗi giấy hẹn khám lại chỉ có giá trị sử dụng một lần trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày hẹn khám lại. Căn cứ vào tình trạng bệnh của người bệnh đến khám lại bác sĩ quyết định việc tiếp tục hẹn khám lại.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Bệnh nhân tái khám có cần nộp giấy chuyển viện hay không?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc liên quan đến bệnh nhân tái khám bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Khám chữa bệnh đúng quy định khi tham gia bảo hiểm y tế
Thủ tục đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
- Đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Nghỉ không lương để dưỡng thai có được hưởng chế độ thai sản không?
- Thủ tục đăng ký bảo hiểm lần đầu cho nhà thuốc
- Đủ 60 tuổi thì có phải đi thông báo tình hình tìm kiếm việc làm không
- Chế độ ốm đau đối với người làm công việc thí nghiệm vật liệu nổ