19006172

BHYT cho thân nhân có sử dụng được tiếp khi công an nghỉ hưu không?

BHYT cho thân nhân có sử dụng được tiếp khi công an nghỉ hưu không?

Cho tôi hỏi thẻ BHYT cho thân nhân có thể sử dụng tiếp tục khi công an nghỉ hưu không? Nếu không dùng được nữa thì có thể chuyển qua mua BHYT tự nguyện không? Mức hưởng của 2 loại bảo hiểm này có chênh lệch nhau nhiều không? Tôi cám ơn!



BHYT cho thân nhân khi công an nghỉ hưu

Dịch vụ hỗ trợ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến qua tổng đài 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, BHYT cho thân nhân có sử dụng được tiếp khi công an nghỉ hưu không?

Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 10 Thông tư 49/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC quy định:

“Điều 10. Thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế

1. Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT của đối tượng quy định tại Điều 1 Thông tư này thực hiện theo quy định tại Điều 20 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế, cụ thể như sau:

a) Thu hồi thẻ BHYT trong các trường hợp:

Gian lận trong việc kê khai cấp thẻ BHYT.

Khi không còn thuộc đối tượng tham gia BHYT theo quy định tại Điều 1 Thông tư này.

Người có tên trong thẻ chết hoặc thu hồi thẻ BHYT của thân nhân khi quân nhân, người làm công tác cơ yếu thôi phục vụ Quân đội, Cơ yếu (nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, thôi việc).

Người có tên trong thẻ vẫn tiếp tục tham gia BHYT nhưng không đóng, đóng không đủ hoặc chậm đóng BHYT.

Thẻ BHYT cấp trùng, cấp không đúng đối tượng.

Bỏ lại thẻ BHYT tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc không thanh toán phần chi phí cùng chi trả theo quy định cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;”

Như vậy, khi công an đã nghỉ hưu thì thẻ BHYT đã cấp cho thân nhân cũng sẽ bị thu hồi lại; đồng nghĩa không thể tiếp tục hưởng quyền lợi bảo hiểm theo đối tượng này nữa.

Thứ hai, về vấn đề tham gia BHYT tự nguyện

Căn cứ Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình

1. Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.

2. Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3 , 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:

a) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;

b) Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.”

Theo đó, khi công an đã nghỉ hưu mà thân nhân cũng không thuộc đối tượng tham gia BHYT theo đối tượng bắt buộc nào khác thì hoàn toàn có thể đăng ký tham gia BHYT tự nguyện.

Thứ ba, so sánh mức hưởng BHYT tự nguyện và BHYT thân nhân công an

Điểm g Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này;

… g) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác;”

Như vậy, nếu sử dụng thẻ BHYT tự nguyện hay thẻ BHYT thân nhân công an thì mức hưởng khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến cũng đều là 80% các chi phí trong danh mục.

Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến về bảo hiểm y tế 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

--> Tăng giá bán bảo hiểm y tế tự nguyện từ tháng 7 năm 2020

 

luatannam