Bị chửa trứng thì giải quyết theo chế độ ốm đau hay chế độ thai sản?
Vợ của tôi bị chửa trứng nhưng bảo hiểm không cho vợ của tôi được hưởng nguyên 100% lương thì có đúng hay không? Tôi phải làm sao để khiếu nại? Mong sớm được giải đáp!
- Thời gian hưởng chế độ ốm đau khi điều trị do chửa trứng
- Phá thai do chửa trứng thì được hưởng chế độ gì?
- Hưởng chế độ ốm đau khi mang thai ngoài tử cung theo quy định 2021
Tư vấn chế độ ốm đau:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi Bị chửa trứng thì giải quyết theo chế độ ốm đau hay chế độ thai sản tới chúng tôi. Tổng đài tư vấn xin trả lời như sau:
Căn cứ Công văn số 2017/BHXH-CSXH hướng dẫn về một số nội dung về chế độ ốm đau, thai sản như sau:
“Đối với trường hợp mang thai trứng, thai ngoài tử cung thì thực hiện theo chế độ ốm đau (trong đó trường hợp chửa trứng là bệnh cần chữa trị dài ngày quy định tại Thông tư số 34/2013/TT-BYT ngày 28/10/2013 của Bộ Y tế về việc ban hành danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2013).”
Đồng thời căn cứ Danh mục bệnh dài ngày kèm theo Thông tư 46/2016/TT-BYT quy định như sau:
DANH MỤC
BỆNH CẦN CHỮA TRỊ DÀI NGÀY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
TT |
Danh mục bệnh theo các chuyên khoa |
Mã bệnh theo ICD 10 |
XV |
Thai nghén, sinh đẻ và hậu sản | |
302. |
Chửa trứng |
O01 |
303. |
Biến chứng sau xảy thai, chửa trứng, chửa ngoài tử cung |
O08 (O |
Theo thông tin bạn cung cấp, vợ bạn bị chửa trứng. Vợ bạn được giải quyết chế độ ốm đau chưa không được giải quyết theo chế độ thai sản.
Về mức hưởng chế độ ốm đau khi bị chửa trứng:
Căn cứ Khoản 2 Điều 26 và Khoản 1 Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau
2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội”
“Điều 28. Mức hưởng chế độ ốm đau
Tư vấn chế độ ốm đau trực tuyến 24/7: 1900 6172
1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.”
Như vậy, khi nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do chửa trứng thì vợ bạn được hưởng mức 75% tiền lương tháng đóng BHXH. Vợ bạn không được giải quyết theo chế độ thai sản nên không được hưởng mức hưởng 100%.
Trên đây là bài viết về vấn đề Bị chửa trứng thì giải quyết theo chế độ ốm đau hay chế độ thai sản? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết khác tại:
Mang thai ngoài tử cung thì được chế độ ốm đau hay thai sản?
Chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai ngoài tử cung
Nếu còn vướng mắc về Bị chửa trứng thì giải quyết theo chế độ ốm đau hay chế độ thai sản; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp có phải thông báo tình trạng việc làm?
- Đi làm tại nước ngoài có được nhận trợ cấp thất nghiệp?
- Cựu chiến binh bị mất hồ sơ làm sao để hưởng BHYT mức cao nhất?
- Thủ tục đăng ký bảo hiểm lần đầu cho shop quần áo
- Người được cử đi công tác nước ngoài có phải đóng BHYT không?