Biên bản điều tra tai nạn lao động được lập như thế nào?
Biên bản điều tra tai nạn lao động được lập như thế nào? Đơn vị tôi có người lao động bị tai nạn trong lúc đang làm việc. Phía công ty đang muốn lập biên bản điều tra tai nạn lao động nên muốn nhờ bên tổng đài tư vấn giúp cách lập biên bản điều tra tai nạn lao động. Xin chân thành cảm ơn!
- Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động của đoàn điều tra cấp cơ sở
- Khi nào công ty phải lập biên bản điều tra tai nạn lao động
- Mức hưởng và hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với câu hỏi về: Biên bản điều tra tai nạn lao động được lập như thế nào, Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Theo Khoản 1 Điều 35 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định:
“1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để tiến hành điều tra tai nạn lao động làm bị thương nhẹ, tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của mình, trừ trường hợp đã được điều tra theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này hoặc tai nạn lao động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật chuyên ngành.”
Bên cạnh đó tại Điều 13 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở:
“Điều 13. Quy định về quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở:
Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở Điều tra theo quy trình, thủ tục sau đây:
5. Lập Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này.”
Do đó căn cứ Phụ lục IX Nghị định 39/2016/Nđ-CP quy định về mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động của đoàn điều tra cấp cơ sở như sau:
(Tên cơ sở) … |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……, ngày …. tháng ….. năm …… |
BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG
…………1….. (Nhẹ hoặc nặng) …………
1. Cơ sở để xảy ra tai nạn lao động:
– Tên cơ sở: ……………………………………………………………………………………………..
– Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………
thuộc tỉnh/thành phố: …………………………………………………………………………………..
– Số điện thoại, Fax, E-mail: …………………………………………………………………………..
– Lĩnh vực hoạt động kinh tế của cơ sở: …….2……………………………………………………..
– Tổng số lao động (quy mô sản xuất của cơ sở): ………………………………………………….
– Loại hình cơ sở: …………..3…………………………………………………………………………
– Tên, địa chỉ của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có): ……………………………………
2. Thành phần đoàn Điều tra (họ tên, đơn vị công tác, chức vụ của từng người):
………………………………………………………………………………………………………….
3. Tham dự Điều tra (họ tên, đơn vị công tác, chức vụ của từng người):
………………………………………………………………………………………………………….
4. Sơ lược lý lịch những người bị nạn:
– Họ tên: …………………………………………..…..; Giới tính: ……………………. Nam/Nữ;
– Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………….
– Quê quán: …………………………………………………………………………………………..
– Nơi thường trú: ……………………………………………………………………………………..
– Hoàn cảnh gia đình (bố, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con): ………………………………………..
– Nơi làm việc (tên tổ/phân xưởng hoặc tên, địa chỉ cơ sở): …………………………………..
– Nghề nghiệp: ………….4…………………………………………………………………………
– Thời gian làm việc cho người sử dụng lao động: ……………….(năm)
– Tuổi nghề: …………………(năm); Bậc thợ (nếu có): ……………………………………
– Loại lao động:
Có hợp đồng lao động: ………..5………. / Không có hợp đồng.
– Đã được huấn luyện về ATVSLĐ: ……………….. có/ không.
5. Thông tin về vụ tai nạn:
– Ngày, giờ xảy ra tai nạn: Vào hồi … giờ … phút, ngày … tháng … năm …;
– Nơi xảy ra tai nạn: ………………………………………………………………………………..
– Thời gian bắt đầu làm việc: ……………………………………………………………………..
– Số giờ đã làm việc cho đến khi tai nạn xảy ra:… giờ … phút.
6. Diễn biến của vụ tai nạn:…………………………………………………………………………..
7. Nguyên nhân gây ra tai nạn: (trong đó phải xác định rõ tai nạn lao động xảy ra do một trong các nguyên nhân sau: lỗi của người sử dụng lao động; lỗi của người lao động; lỗi của cả người sử dụng lao động và người lao động; nguyên nhân khác không do lỗi của người sử dụng lao động và người lao động).
8. Kết luận về vụ tai nạn: (phải xác định rõ vụ tai nạn đó là một trong các trường hợp sau: tai nạn lao động; tai nạn được hưởng trợ cấp theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật an toàn, vệ sinh lao động; không phải là tai nạn lao động).
9. Kết luận về những người có lỗi, đề nghị hình thức xử lý: …………………………
10. Biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn:
– Nội dung công việc: ………………………………………………………………………………
– Người có trách nhiệm thi hành: …………………………………………………………………
– Thời gian hoàn thành: …………………………………………………………………………….
11. Tình trạng thương tích:
– Vị trí vết thương: ………………………………………………………………………………………..
– Mức độ tổn thương: ……………………………………………………………………………………
12. Nơi Điều trị và biện pháp xử lý ban đầu: ……………………………………………..
13. Thiệt hại do tai nạn lao động và chi phí đã thực hiện:
– Chi phí do người sử dụng lao động trả (nếu có):
Tổng số: …………………đồng, trong đó:
+ Chi phí y tế: …………………..đồng;
+ Trả lương trong thời gian Điều trị: …………………đồng;
+ Bồi thường hoặc trợ cấp: …………………..đồng;
– Thiệt hại tài sản/thiết bị: ………………….đồng.
CÁC THÀNH VIÊN KHÁC |
TRƯỞNG ĐOÀN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG |
NHỮNG NGƯỜI THAM DỰ ĐIỀU TRA |
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Hướng dẫn cách điền
1 Căn cứ danh Mục yếu tố gây chấn thương.
2 Ghi tên ngành, mã ngành theo Hệ thống ngành kinh tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê.
3 Ghi tên, mã số theo danh Mục và mã số các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành trong báo cáo thống kê.
4 Ghi tên và mã số nghề nghiệp theo danh Mục nghề nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê.
5 Ghi rõ: Không xác định thời hạn; Xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; Theo mùa, vụ hoặc theo một công việc nhất định thời hạn dưới 12 tháng.
Trên đây là bài viết về: Biên bản điều tra tai nạn lao động được lập như thế nào. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết: Trách nhiệm bồi thường khi bị tai nạn lao động của doanh nghiệp
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Chế độ thai sản đối với nam là quân nhân chuyên nghiệp hiện nay
- Có được gia hạn thẻ BHYT khi đã nghỉ việc ở công ty không?
- Hướng dẫn hồ sơ BHXH một lần sau khi thay đổi địa chỉ và số CMND
- Hồ sơ báo giảm lao động nghỉ ốm đau cần làm như thế nào?
- Có được hưởng BHXH 1 lần khi bị mất quyết định nghỉ việc?