Cách ghi giấy ra viện đúng chuẩn để giải quyết chế độ ốm đau
Em mang giấy ra viện về nộp cho công ty để làm ốm đau thì bị trả về với lý do cách ghi không đúng. Vậy cho em hỏi phải ghi như thế nào mới được coi là ghi đúng thế ạ?
- Không có giấy ra viện có được hưởng chế độ ốm đau?
- Giấy ra viện không có tên mẹ thì có được hưởng chế độ ốm đau?
- Ghi thêm thời gian nghỉ ốm đau trên giấy ra viện
Tư vấn chế độ ốm đau:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi Cách ghi giấy ra viện đúng chuẩn để giải quyết chế độ ốm đau tớiTổng đài tư vấn. Về câu hỏi của bạn; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Mẫu giấy ra viện (Phụ lục 3) được ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT với cách ghi như sau:
I. Phần Mã số BHXH/Thẻ BHYT:
Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
II. Phần chẩn đoán:
– Phải mô tả cụ thể về tình trạng sức khỏe hoặc ghi tên bệnh. Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi mã bệnh; trường hợp chưa có mà bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh. Việc ghi mã bệnh và tên bệnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh dài ngày;
– Trường hợp đình chỉ thai nghén: Ghi rõ nguyên nhân đình chỉ thai nghén.
II. Phần phương pháp điều trị:
Ghi chỉ định điều trị.
III. Phần ghi chú:
Cách ghi lời dặn của thầy thuốc trong một số trường hợp:
– Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị bệnh hoặc để ổn định sức khỏe sau khi điều trị nội trú: Ghi rõ số ngày mà người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện. Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày.
– Trong trường hợp người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc trẻ em dưới 16 tuổi phải ghi đầy đủ họ, tên của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bệnh.
Tư vấn chế độ ốm đau trực tuyến 24/7: 1900 6172
IV. Ngày, tháng, năm và chữ ký:
– Việc ghi ngày, tháng, năm tại phần chữ ký của Trưởng khoa điều trị phải trùng với ngày ra viện.
– Tại phần “Trưởng khoa”: Trưởng khoa hoặc Phó trưởng khoa ký tên theo quy chế làm việc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
– Tại phần “Thủ trưởng đơn vị”: Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ có 01 người có đủ thẩm quyền khám và ký giấy ra viện thì người đó chỉ cần ký và đóng dấu vào phần người thủ trưởng đơn vị.
Trên đây là bài viết về vấn đề Cách ghi giấy ra viện đúng chuẩn để giải quyết chế độ ốm đau. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết:
Ghi thêm thời gian nghỉ ốm đau trên giấy ra viện
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau và thời gian nộp
Nếu còn vướng mắc về Cách ghi giấy ra viện đúng chuẩn để giải quyết chế độ ốm đau; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp về hướng dẫn cách ghi giấy ra viện.