Nội dung câu hỏi:
Chào anh chị, em là người lao động ở công ty đã nghỉ ngang và không lấy sổ. Vì nghỉ ngang nên công ty không trả sổ bảo hiểm cho em và yêu cầu em phải bồi thường mới trả sổ bảo hiểm. Em được biết là công ty đã chốt sổ bảo hiểm cho em rồi nhưng cố tình giữ và không trả. Vậy có cách nào để em lấy sổ bảo hiểm xã hội ở công ty cũ không ạ? Em cảm ơn.
- Năm 2022 có được tự chốt sổ BHXH khi nghỉ ngang không
- Người lao động nghỉ ngang có được nhận trợ cấp thất nghiệp không?
- Nghỉ ngang ở công ty thì thời gian đóng bảo hiểm bị mất đi hay không?
VIDEO: CÁCH CHỐT SỐ BẢO HIỂM KHI NGHỈ NGANG Ở CÔNG TY CŨ
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi về Cách lấy sổ bảo hiểm xã hội ở Công ty cũ của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể cho bạn như sau:
Khi nghỉ ngang ở công ty có phải bồi thường không?
Tại điều 41 Bộ luật lao động 2019 có quy định:
Điều 40. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc.
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
Theo quy định nêu trên, khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật thì người lao động không được người sử dụng lao động trả trợ cấp thôi việc. Ngoài ra, người lao động còn phải bồi thường nửa tháng tiền lương và tiền lương trong những ngày không thông báo trước. Những người lao động đã được người sử dụng lao động bỏ chi phí đào tạo còn phải bồi thường thêm khoản chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.
Như vậy, bạn nghỉ ngang ở công ty cũ hay còn được gọi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật thì bạn phải bồi thường cho công ty nửa tháng tiền lương của bạn và những ngày mà bạn không thông báo trước. Ví dụ, bạn đang có hợp đồng xác định thời hạn với công ty 12 tháng. Sau đó, bạn tự ý nghỉ việc và không thông báo trước cho công ty trước 30 ngày thì bạn phải bồi thường nửa tháng tiền lương và 30 ngày tiền lương do vi phạm nghĩa vụ thông báo.
Nếu trước đó, bạn có kí hợp đồng đào tạo với công ty thì bạn còn phải bồi thường chi phí thực tế mà công ty đã bỏ ra để đào tạo bạn.
Hướng dẫn cách lấy sổ bảo hiểm xã hội ở Công ty cũ
Cách 01: Thông báo mất sổ Bảo hiểm xã hội và yêu cầu cấp lại sổ Bảo hiểm do bị mất;
Trên thực tế, vẫn còn tình trạng nhiều Doanh nghiệp giữ sổ Bảo hiểm xã hội của người lao động khi họ vào làm việc. Theo đó, trong trường hợp 2 bên xảy ra mâu thuẫn không thể giải quyết, Doanh nghiệp sẽ giữ sổ bảo hiểm của người lao động và không trả đồng thời đưa ra các điều kiện hoặc yêu cầu để người lao động đáp ứng thì mới nhận lại được sổ Bảo hiểm. Do đó, người lao động do không hiểu biết nên “bí quá” đành phải chấp nhận để đòi được sổ Bảo hiểm. Tuy nhiên có một cách khác đó là: Người lao động thông báo mất sổ bảo hiểm để cấp lại sổ khác mà không cần quay lại công ty để đòi lại sổ. Việc cấp lại sổ Bảo hiểm xã hội được thực hiện như sau:
Trường hợp 01: Nếu người lao động đang nghỉ việc và chưa đi làm và đóng bảo hiểm ở Doanh nghiệp khác;
Bước 01: Người lao động cầm chứng minh thư hoặc căn cước công dân đến cơ quan Bảo hiểm xã hội quận, huyện nơi gần nhất để thực hiện việc tra cứu chi tiết thời gian đóng Bảo hiểm làm căn cứ để cấp lại sổ Bảo hiểm.
Nếu bạn có dùng ứng dụng VssID thì có thể xem trực tiếp quá trình đóng bảo hiểm trên VssID mà không phải tra trên cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Lưu ý: Khi làm thủ tục cấp lại Sổ bảo hiểm xã hội thì bắt buộc phải có chi tiết quá trình đóng, nếu không có chi tiết quá trình đóng thì cơ quan bảo hiểm sẽ không cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.
Bước 02: Bạn chuẩn bị hồ sơ cấp lại sổ Bảo hiểm xã hội
– Căn cước công dân (bản chính);
– Tờ khai đề nghị cấp lại sổ Bảo hiểm xã hội theo Mẫu Tk01-TS (Quyết định 505/QĐ-BHXH);
– Bảng kê chi tiết quá trình đóng Bảo hiểm xã hội mà bạn đã tra cứu được;
Nộp hồ sơ tại: Cơ quan Bảo hiểm xã hội quận, huyện nơi gần nhất với bạn
Bước 03: Cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ tiếp nhận hồ sơ và cấp lại sổ bảo hiểm xã hội cho bạn trong thời hạn từ 07 ngày – 10 ngày.
Lưu ý: Nếu công ty cũ của bạn đã chốt sổ Bảo hiểm xã hội cho bạn thì khi làm thủ tục cấp lại sổ Bảo hiểm xã hội do bị mất trên sổ sẽ có đầy đủ quá trình đóng. Trường hợp nếu công ty cũ chưa chốt sổ thì bạn cầm sổ bảo hiểm xã hội vừa được cấp lại đến cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi công ty cũ đóng bảo hiểm để chốt sổ Bảo hiểm xã hội.
Trường hợp 02: Nếu người lao động đã đi làm và đang đóng Bảo hiểm xã hội ở Doanh nghiệp mới;
Nếu bạn đã đi làm và đóng tiếp bảo hiểm xã hội ở Công ty mới, bạn có thể nhờ Công ty mới làm hồ sơ xin cấp lại sổ Bảo hiểm xã hội cho bạn do bị mất. Khi đó bạn và Công ty cần làm theo các bước như sau:
Bước 01: Bạn cần có chi tiết quá trình đóng BHXH để làm căn cứ cấp lại sổ. Bạn thực hiện tra cứu trên ứng dụng VssID hoặc tra cứu trực tiếp trên cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Bước 02: Công ty bạn thực hiện cấp lại sổ Bảo hiểm xã hội cho người lao động bị mất trên phần mềm Bảo hiểm xã hội theo Hồ sơ 607.
Bước 03: Cơ quan Bảo hiểm xã hội tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cho công ty bạn.
Tương tự như trường hợp 01: Nếu nhận được sổ Bảo hiểm xã hội cấp lại hãy kiểm tra: nếu sổ chưa có quá trình đóng ở công ty cũ thì bạn cầm sổ bảo hiểm xã hội đó đến cơ quan bảo hiểm xã hội quận huyện nơi công ty cũ đóng bảo hiểm để chốt sổ cho người lao động.
Luật sư tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Cách 02: Làm đơn lên Phòng lao động thương binh và xã hội quận huyện nơi công ty đặt trụ sở để yêu cầu Công ty trả sổ;
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật BHXH 2014 và Khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 việc chốt sổ và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động là trách nhiệm của Doanh nghiệp khi sử dụng lao động. Do đó, nếu Doanh nghiệp có hành vi cố tình không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động sau khi nghỉ việc sẽ bị xử phạt từ 4.000.000 đồng – 8.000.000 đồng/ người lao động theo Điểm d khoản 4 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, bạn có thể gửi đơn đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội nơi công ty có trụ sở để được giải quyết theo quy định.
Cách 03: thực hiện nghĩa vụ bồi thường và lấy lại sổ bảo hiểm từ phía công ty cũ;
Do bạn có nghĩa vụ bồi thường cho công ty cũ theo quy định của bộ luật lao động 2019 vì bạn nghỉ ngang còn công ty cũ có trách nhiệm chốt sổ và trả lại sổ bảo hiểm cho người lao động nên bạn có thể tới công ty cũ để bồi thường cho hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật của mình và nhận lại sổ bảo hiểm của mình từ phía công ty cũ.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Nghỉ ngang thì công ty phải chốt sổ trả sổ BHXH trong bao nhiêu ngày
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài hỗ trợ tư vấn bảo hiểm xã hội một lần trực tuyến: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Không nghỉ khi vợ sinh có được hưởng chế độ gì không?
- Khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính có được hưởng bảo hiểm y tế
- Ra nước ngoài làm việc và định cư thì có được rút luôn tiền BHXH một lần?
- Đóng BHYT tự nguyện khi mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng
- Bảo hiểm y tế có chi trả chi phí vận chuyển cho người cao tuổi?