Cách nào để hưởng lương hưu đúng tuổi khi thiếu mấy tháng đóng BHXH bắt buộc?
Vợ tôi là cán bộ hoạt động không chuyên trách ở xã, đến tháng 4/2023 này khi đủ 56 tuổi vợ tôi có 15 năm đóng bảo hiểm xã hội nhưng trước đó vợ tôi lại có 5 tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện nên tôi nghe nói sẽ không thể về hưu vào tháng 10 này đúng không? Có cách nào để vợ tôi được hưởng lương hưu đúng tuổi (56 tuổi) hay không?
- Dịch vụ tính chế độ hưu trí chính xác 100%
- Tính lương hưu khi đóng được 38 năm 2 tháng (số liệu thực)
- Mức hưởng lương hưu của lao động nữ nghỉ hưu khi 50 tuổi 5 tháng
Tư vấn chế độ hưu trí:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Về cách để hưởng lương hưu đúng tuổi của bạn Tổng đài tư vấn xin được tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Khoản 3 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 1 Điều 219 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:
“Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
3. Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động thì được hưởng lương hưu.”
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 15 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
“Điều 15. Điều kiện hưởng lương hưu
3. Điều kiện hưởng lương hưu đối với lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật bảo hiểm xã hội, được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Việc xác định là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn được căn cứ vào thời điểm trước khi nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
b) Thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm là thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc”.
Như vậy, đối với cán bộ hoạt động không chuyên trách ở xã khi nghỉ việc phải đủ 56 tuổi và có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH bắt buộc mới đủ điều kiện để được hưởng lương hưu. Trường hợp vợ bạn là cán bộ hoạt động không chuyên trách ở xã có 15 năm đóng BHXH bắt buộc nhưng có 05 tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện (tức là chỉ có 14 năm 7 tháng đóng BHXH bắt buộc) nên chưa đủ điều kiện để về hưu khi 56 tuổi.
Thứ hai, Về vấn đề đóng thêm BHXH
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 15 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
“4. Người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng thì người lao động được lựa chọn đóng một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hằng tháng bằng tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động theo mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất để hưởng lương hưu. Người lao động được hưởng lương hưu tại tháng đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu và đã đóng đủ bảo hiểm xã hội cho số tháng còn thiếu”.
Tư vấn chế độ hưu trí trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, để được hưởng lương hưu đúng tuổi (56 tuổi) vợ bạn có thể đóng một lần cho 05 tháng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn thiếu cho cơ quan Bảo hiểm xã hội để đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc và hưởng lương hưu luôn tại thời điểm 56 tuổi.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết:
- Thủ tục đề nghị giải quyết chế độ lương hưu và thời hạn giải quyết
- Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mới nhất
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Điều kiện để được hưởng chế độ thai sản theo quy định pháp luật
- Muốn lấy BHXH một lần nhưng em gái mượn sổ thì giải quyết thế nào?
- Siêu âm đầu dò để phát hiện thai sớm có được hưởng bảo hiểm y tế
- Lấy cao răng và nhổ răng có được hưởng BHYT không?
- Có bắt buộc gộp 2 sổ BHXH để hưởng BHXH một lần không?