Cách tính 12 tháng trước sinh cho lao động nữ nghỉ việc hưởng thai sản
Cách tính 12 tháng trước sinh cho lao động nữ nghỉ việc hưởng thai sản. Công ty tôi có 2 lao động nữ chuẩn bị sinh con, 1 người dự sinh 26/6/2021 còn 1 người dự sinh 12/7/2021. Vậy tôi phải tính 12 tháng trước sinh cho những người này như thế nào? Thời gian nghỉ thai sản công ty có phải đóng bảo hiểm cho họ hay không ạ?
Nếu chưa nghỉ hết thời gian thai sản được phép quay lại làm việc sớm không? Người lao động có được phép nộp hồ sơ hưởng thai sản khi chưa quay lại làm việc không? Hồ sơ hưởng phải có giấy tờ gì?
Trường hợp của bạn Tổng đài tư vấn xin được giải đáp như sau:
Thứ nhất, về cách tính 12 tháng trước khi sinh
Căn cứ Khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
“Điều 9. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội; khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này”
Như vậy, 12 tháng trước sinh của 2 người lao động ở công ty bạn được xác định dựa vào thời điểm sinh em bé. Cụ thể như sau:
+) Trường hợp NLĐ dự sinh vào 26/06/2021:
NLĐ sinh con trong thời gian từ ngày 26 của tháng và tháng đó NLĐ có đóng BHXH: thì tháng sinh con được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Và thời gian 12 tháng trước sinh của NLĐ này là từ tháng 7/2020 đến tháng 6/2021. Trường hợp người đó không đóng BHXH cho tháng 6 thì 12 tháng trước sinh được xác định từ tháng 6/2020 đến tháng 5/2021.
+) Trường hợp NLĐ dự sinh vào 12/07/2021:
NLĐ sinh con trong thời gian vào ngày 12 của tháng; không đóng BHXH cho tháng sinh: thì tháng sinh con không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh. Và thời gian 12 tháng trước sinh của NLĐ này là từ tháng 8/2020 đến tháng 7/2021.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Cách tính chế độ thai sản cho lao động nữ sinh con
Thứ hai, đóng BHXH khi nghỉ thai sản
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau
“Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội“.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1.8 Điều 38 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
“6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.“
Theo đó, pháp luật hiện hành quy định người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày công trở lên trong tháng thì được tính là thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Đồng thời, khi đó người lao động và đơn vị không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
Tư vấn Chế độ thai sản trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Thứ ba, về vấn đề đi làm sớm
Căn cứ Điều 40 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con:
“1. Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng;
b) Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
2. Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này“.
Theo đó, người lao động của công ty bạn muốn đi làm sớm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản thì người lao động của công ty bạn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+) Đã nghỉ hưởng chế độ thai sản ít nhất được 04 tháng;
+) Phải báo trước và được công ty đồng ý.
Thứ tư, về vấn đề nộp hồ sơ hưởng thai sản khi chưa quay lại làm việc
Theo hướng dẫn chi tiết tại Công văn 361/LĐTBXH-BHXH ngày 01tháng 02 năm 2016 như sau:
“Theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì: Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng laođộng nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày tr ở lại làm việc”.
Như vậy, khi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đ ủ theo quy định của pháp luật, người lao động có thể nộp ngay hồ sơ cho người sử dụng lao động mà không phải đợi đến hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Sau khi nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có thể nộp ngay cho cơ quan bảo hiểm xã hội đ ể giải quyết sớm quyền lợi cho người lao động”.
Như vậy, người lao động của công ty bạn hoàn toàn có thể nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản ngay sau khi sinh để được giải quyết chế độ thai sản sớm nhất. Bạn có thể tham khảo bài viết: Hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm những gì?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Dịch vụ tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
->Thời gian giải quyết chế độ thai sản theo quy định
- Hưởng xong BHTN mới nộp hồ sơ thai sản thì có được không
- Bị suy giảm 83% khả năng lao động có nộp hồ sơ hưởng BHXH 1 lần không?
- Xin nghỉ không lương 2 tháng có phải đóng quỹ BHTN cho công ty?
- Có được rút BHXH 1 lần ở công ty cũ khi đang đi làm ở công ty mới?
- Truy thu tiền BHYT khi nhân viên nghỉ việc và không trả thẻ BHYT