Cách tính bảo hiểm xã hội một lần năm 2023
Chào anh chị, tôi đóng bảo hiểm xã hội được 15 năm 1 tháng và đã nghỉ việc. Tôi dự định muốn nghỉ lãnh BHXH 1 lần thì sẽ lãnh được bao nhiêu ạ, tôi có gửi chi tiết thời gian đóng Bảo hiểm xã hội và đã thanh toán phí dịch vụ. Mong được giải đáp ạ.
Giai đoạn làm hệ số lương nhà nước từ: 9/2006 – 9/2012, với các mức hệ số cụ thể như sau: 9/2006 – 02/2009: 1.86; từ 3/2009 – 10/2010: 2.06; từ tháng 11/2010 – 2/2011: 2.06 phụ cấp thâm niên: 0,35; từ 3/2011-9/2012: 2.26 phụ cấp thâm niên là 0.35
Giai đoạn làm theo mức lương do người sử dụng lao động quy định: từ 10/2012 – 9/2021, cụ thể: tháng 10-12/2012: 2.000.000 đồng; 1-6/2013: 2.000.000 đồng; tháng 7-12/2013: 2.250.000 đồng; từ tháng 1-12/2014: 2.600.000 đồng; từ 1-12/2015: 3.000.000 đồng; từ tháng 1-6/2016: 3.000.000 đồng; từ tháng 7-12/2016: 3.320.000 đồng; từ tháng 1-12/2017: 3.552.000 đồng; từ tháng 1-12/2018: 3.777.100 đồng; từ tháng 1-12/2019: 4.000.000 đồng; từ tháng 1-9/2021: 4.200.000 đồng.
- Dịch vụ tính bảo hiểm xã hội một lần chính xác
- Có được ủy quyền cho người khác lãnh bảo hiểm xã hội một lần không
- Thủ tục ủy quyền lãnh bảo hiểm xã hội 1 lần
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, với trường hợp của bạn: Cách tính bảo hiểm xã hội một lần năm 2023, Tổng đài tư vấn xin trả lời như sau:
Như thông tin bạn cung cấp, thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bạn là 15 năm 1 tháng. Do đó, căn cứ Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì cách tính BHXH 1 lần sẽ áp dụng theo công thức sau:
Mức hưởng Bảo hiểm xã hội một lần = Mức bình quân tiền lương * Số tháng được hưởng Bảo hiểm xã hội một lần.
Trong đó:
1. Cách tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH trong suốt 15 năm 1 tháng xcủa bạn.
Căn cứ Khoản 3 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH bạn vừa có thời gian làm việc theo hệ số lương, vừa có thời gian làm việc theo mức lương do người sử dụng lao động quy định nên cách tính bình quân tiền lương áp dụng theo công thức sau:
Mức bình quân = (Tổng tiền lương tháng đóng BHXH theo hệ số lương + Tổng tiền lương đóng BHXH theo chế độ lương của Người sử dụng lao động) : Tổng số tháng đóng Bảo hiểm xã hội.
a. Tính bình quân tiền lương giai đoạn hưởng lương theo hệ số lương nhà nước.
Giai đoạn làm việc của bạn theo hệ số lương nhà nước từ tháng 9/2006 – 9/2012 nên căn cứ vào điểm c Khoản 1 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì sẽ tính bình quân tiền lương 8 năm cuối (vì thời gian làm việc theo hệ số lương chưa đủ 8 năm nên tính bình quân của toàn bộ quá trình đóng từ 9/2006 – 9/2012: 73 tháng)
– Từ tháng 9/2006 – 2/2009: 30 tháng * 1.86 * 1.490.000 đồng = 83.142.000 đồng
– Từ tháng 3/2009 -10/2010: 20 tháng * 2.06 * 1.490.000 đồng = 61.388.000 đồng
– Từ tháng 11/2010 – 2/2011: 4 tháng * ((2.06 *1.490.000) + (2.06*1490000)*0.35)) = 16.574.760 đồng
– Từ tháng 3/2011-9/2012: 19 tháng *((2.26*1490000)+(2.26*1490000*0.35)) = 86.373.810 đồng
Tổng lương của 73 tháng là; 247.478.570 đồng. Vậy mức bình quân tiền lương là: 3.390.117 đồng.
b. Tính bình quân tiền lương giai đoạn theo mức lương của người sử dụng lao động
Giai đoạn bạn làm việc hưởng lương theo mức lương do người sử dụng lao động quy định từ 10/2012-9/2021. Mức hệ số trượt giá theo các năm tại Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH cụ thể như sau: năm 2012: 1.37; năm 2013: 1.28; năm 2014: 1.23; năm 2015 1.23; năm 2016: 1.19; năm 2017: 1.15; năm 2018: 1.11; năm 2019: 1.08; năm 2020: 1.05; năm 2021: 1.03; Cụ thể các tính như sau:
– Từ tháng 10-12/2012: 3 tháng * 2.000.000 * 1.37 = 8.220.000 đồng.
– Từ tháng 1 -12/2013: (2.000.000*6*1.28) + (6*1.28*2.250.000) = 32.640.000 đồng.
– Từ tháng 1-12/2014: 12 tháng * 2.600.000 * 1.23 = 38.376.000 đồng.
– Từ tháng 1-12/2015: 12 tháng * 3.000.000 * 1.23 = 44.280.000 đồng.
– Từ tháng 1-12/2016: (3.000.000*6*1.19) + (6*1.19*3.320.000) = 45.124.800 đồng.
– Từ tháng 1-12/2017: 12 tháng * 3.552.400 * 1.15 = 49.023.120 đồng.
– Từ tháng 1-12/2018: 12 tháng * 3.777.100 * 1.11 = 50.310.972 đồng.
– Từ tháng 1-12/2019: 12 tháng * 4.000.000 đông * 1.08 = 51.840.000 đồng.
– Từ tháng 1-12/2020: 12 tháng * 4.200.000 đồng * 1.05 = 52.920.000 đồng.
– Từ tháng 1-9/2021: 9 tháng * 4.200.000 * 1.03 = 38.934.000 đồng.
Tổng thời gian đóng là 108 tháng với tổng mức lương là: 411.668.892 đồng, mức bình quân tiền lương là: 3.811.749 đồng.
Như vậy, mức bình quân tiền lương của cả quá trình đóng 15 năm 1 tháng tính như sau:
Mức bình quân = (247.487.570 + 411.668.892)/(73+108) = 3.641.748 đồng.
2. Số tháng được hưởng Bảo hiểm xã hội một lần
– Trước năm 2014 chị đóng được 7 năm 4 tháng được hưởng 7 năm * 1.5 tháng = 10.5 tháng lương bình quân (thời gian lẻ 4 tháng chuyển sau giai đoạn 2014).
– Sau năm 2014 đóng được 7 năm 9 tháng + 4 tháng lẻ = 8 năm 1 tháng làm tròn 8.5 năm hưởng: 8.5 * 2 = 17 tháng lương bình quân.
Tổng: 10.5 + 17 tháng = 27.5 tháng lương bình quân.
3. Tiền bảo hiểm xã hội một lần
Mức hưởng BHXH một lần = 27.5 tháng * 3.641.748 đồng = 100.148.081 đồng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau: Thời điểm nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần?
Nếu còn vướng mắc về: Cách tính bảo hiểm xã hội một lần năm 2023; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được gặp các chuyên viên tư vấn.
- Bảo hiểm y tế có chi trả chi phí chụp cộng hưởng từ?
- Hưởng trợ cấp mất sức lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?
- Mắc bệnh hiểm nghèo thì hồ sơ để nhận tiền 1 lần gồm những giấy tờ gì?
- Mức hưởng BHYT khi đi KCB dành cho đối tượng là cựu chiến binh
- Cách xác định thời gian 12 tháng trước sinh con để hưởng chế độ thai sản