Chế độ bảo hiểm khi chưa đủ độ tuổi nghỉ hưu
Tôi sinh năm 1979, là giáo viên THCS, tôi vào ngành từ 12/9/2000, đến 9/2023 đã tham gia đóng BHXH 21 năm. Trong vài năm trở lại đây tôi bị thoái hóa đốt sống cổ dẫn đến chèn ép dây thần kinh khiến trí nhớ suy giảm. Năm 2022 Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ra nghị quyết việc hỗ trợ công chức, viên chức, lao động hợp đồng thôi việc theo nguyện vọng. Tôi muốn nghỉ sớm thì chế độ bảo hiểm của tôi được giải quyết theo cách nào? Mức hưởng được tính thế nào khi đủ điều kiện về hưu. Mong được trợ giúp giải đáp thắc mắc cho tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn quý Công ty!
- Dịch vụ tính chế độ hưu trí chính xác 100%
- Điều kiện về độ tuổi cho người lao động khi nghỉ hưu
- Cách tính mức giảm lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bác đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn về: Chế độ bảo hiểm khi chưa đủ độ tuổi nghỉ hưu, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, điều kiện về hưu sớm;
Căn cứ theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 được sửa đổi bởi Điều 219 Bộ luật lao động năm 2019 thì:
“Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%;
Bên cạnh đó, tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:
“Điều 169. Tuổi nghỉ hưu
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
Như vậy, bạn chỉ có thể nghỉ hưu khi đáp ứng đồng thời 2 điều kiện đó là về độ tuổi từ 56 tuổi trở lên đối với nữ, từ 60 tuổi 9 tháng trở lên đối với nam và phải có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. Hoặc nếu về hưu sớm khi suy giảm khả năng lao động cũng cần đủ 55 tuổi 9 tháng với nam nhưng theo thông tin bạn cung cấp thì hiện nay bạn mới 44 tuổi và có hơn 20 năm đóng bảo hiểm xã hội nên bạn chưa đủ điều kiện để nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
Vậy, bạn sẽ phải đợi đến khi đủ tuổi theo quy định trên để hưởng chế độ hưu trí.
Thứ hai, về cách tính toán mức hưởng lương hưu;
Theo quy định Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì: Mức hưởng lương hưu được tính dựa theo công thức: Tỷ lệ hưởng lương hưu * Mức bình quân tiền lương. Vậy, Tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ tính theo Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và Mức bình quân tiền lương sẽ tính theo Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Vậy, nếu bạn đã nghỉ việc và không tiếp tục tham gia BHXH, 21 năm đóng BHXH hiện tại của bạn sẽ được hưởng mức lương hưu tính như sau:
– Xác định tỷ lệ hưởng lương hưu: Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì:
“2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.”
Như vậy, do hiện nay bạn mới 42 tuổi nên mức hưởng lương hưu của bạn sau này khi đủ điều kiện sẽ được tính theo quy định của pháp luật tại thời điểm về hưu. Tỷ lệ hưởng lương hưu hiện tại của bạn là: 47%.
– Về mức tính bình quân tiền lương: Căn cứ tại điểm b Khoản 1 Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
b) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;”
Như vậy, bạn tham gia bảo hiểm từ tháng 9/2000 thì sẽ tính bình quân tiền lương của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết sau để tính toán: Tính lương hưu khi đóng bảo hiểm 21 năm (số liệu thực)
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận: Hiện tại bạn không thể về hưu vì bạn không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Do đó, bạn cần phải chờ đủ tuổi theo quy định. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Hồ sơ hưởng lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014
Trên đây là quy định của pháp luật về: Chế độ bảo hiểm khi chưa đủ độ tuổi nghỉ hưu. Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về Chế độ bảo hiểm khi chưa đủ độ tuổi nghỉ hưu, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Thời gian hưởng chế độ thai sản khi con 3 tháng tuổi bị chết
- Thời hạn giải quyết hồ sơ hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị BNN
- NLĐ bị sét đánh trên đường đi làm về có được coi là tai nạn lao động không?
- Tính BHXH một lần của NLĐ làm việc trong nhà nước rồi làm tư nhân
- Thẻ BHYT ghi sai thông tin về thời điểm 5 năm liên tục