Chế độ bảo hiểm xã hội cho người làm công việc nặng nhọc, độc hại
Xin cho hỏi về vấn đề: Chế độ bảo hiểm xã hội cho người làm công việc nặng nhọc, độc hại. Hiện nay tôi đang làm việc tại Công ty Cổ phần xí nghiệp Đúc, nghề nghiệp hiện tại là pha trộn cát và làm khuôn đúc Kim loại. Tôi xin hỏi nghề nghiệp của tôi có thuộc công việc nặng nhọc, độc hại hay không? Tôi nghe nói nếu như vậy thì mức đóng bảo hiểm và hưởng quyền lợi bảo hiểm của tôi sẽ cao hơn so với điều kiện lao động bình thường đúng không? Xin cám ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về chế độ bảo hiểm xã hội cho người làm công việc nặng nhọc; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, công việc của bạn có phải công việc nặng nhọc độc hại hay không?
Theo Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ lao động – thương binh và xã hội ban hành, đối với ngành nghề Cơ khí, Luyện kim thì công việc pha trộn cát, đất sét để làm khuôn đúc thuộc điều kiện lao động loại IV, có đặc điểm về điều kiện lao động của nghề là công việc nặng nhọc, tiếp xúc với nóng và bụi.
Như vậy, công việc của bạn (pha trộn cát để làm khuôn đúc kim loại) thuộc ngành nghề nặng nhọc, độc hại.
Nếu bạn làm công việc nặng nhọc, độc hại thì khi hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội bạn sẽ được hưởng các mức hưởng cao hơn hơn, thời gian hưởng dài hơn hoặc các chế độ trợ cấp, phụ cấp tùy thuộc vào từng chế độ bảo hiểm xã hội và được thể hiện rõ nhất ở chế độ ốm đau và chế độ hưu trí.
Thứ hai, Chế độ bảo hiểm xã hội cho người làm công việc nặng nhọc, độc hại
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.”
Theo đó, thời gian hưởng chế độ ốm đau thường của bạn sẽ dài hơn 10 ngày so với lao động làm việc ở điều kiện bình thường có thời gian tham gia BHXH tương đương.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ tư, về chế độ hưu trí
Căn cứ Khoản 2 và Khoản 3 Điều 169 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về điều kiện hưởng lương hưu:
“2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Vậy nên, tuổi nghỉ hưởng lương hưu của bạn sẽ được giảm 5 tuổi so với lao động làm việc trong điều kiện bình thường nếu bạn có từ đủ 15 năm làm công việc nặng nhọc độc hại trở lên.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết: Có thời gian làm việc nặng nhọc, độc hại thì tính hưu như thế nào theo luật 2014?
Thứ tư, về mức đóng bảo hiểm của bạn
Căn cứ Điểm 2.6 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
“2.6. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
a) Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
b) Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường”.
Theo đó, tỷ lệ đóng các loại bảo hiểm của bạn vẫn là 10,5%; tuy nhiên, mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm của bạn sẽ cao hơn ít nhất 5% so với người làm việc ở điều kiện bình thường.
Trên đây là bài viết về vấn đề Chế độ bảo hiểm xã hội cho người làm công việc nặng nhọc, độc hại. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết: Cách tính tiền lương làm công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm
Trong quá trình giải quyết có vấn đề gì thắc mắc về vấn đề Chế độ bảo hiểm xã hội cho người làm công việc nặng nhọc, độc hại; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
-> Nghỉ hằng năm đối với người lao động làm công việc nặng nhọc độc hại
- Chết khi đang hưởng lương hưu thân nhân có được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng?
- Cách tính thời gian bảo lưu khi dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp
- KCB ở Phòng khám đa khoa có được hưởng BHYT đúng tuyến không?
- Nghỉ việc vẫn hưởng lương có phải đóng bảo hiểm không ?
- Cách tính trợ cấp thôi việc mới nhất năm 2023