Chi phí vận chuyển người bệnh lên tuyến trên theo quy định
Chi phí vận chuyển người bệnh lên tuyến trên theo quy định. Con tôi dưới 6 tuổi bị bệnh phải đi bệnh viện điều trị nhưng bệnh viện ở tuyến huyện không đủ điều kiện để chữa trị nên con tôi được chuyển lên bệnh viện tuyến tỉnh, có giấy chuyển tuyến. Như vậy, con tôi có được hưởng chi phí vận chuyển lên tuyến trên hay không? Mức hưởng như thế nào?
- Chi phí vận chuyển người bệnh lên bệnh viện tuyến tỉnh
- Chi phí vận chuyển từ bệnh viện tuyến tỉnh lên trung ương
- Bảo hiểm y tế HT2 có được hưởng chi phí vận chuyển?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Chào bạn; với câu hỏi về chi phí vận chuyển người bệnh lên tuyến trên theo quy định; Tổng đài tư vấn. xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, quy định về vận chuyển người bệnh lên tuyến trên:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 và Khoản 1 Điều 26 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
7. Trẻ em dưới 6 tuổi.
Điều 26. Thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh
1. Người tham gia bảo hiểm y tế thuộc đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 7, 8, 9 và 11 Điều 3 Nghị định này trong trường hợp cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện lên tuyến trên, bao gồm:
Như vậy
Con của bạn dưới 6 tuổi tham gia BHYT và đang điều trị nội trú nhưng do bệnh viện huyện không đủ điều kiện nên phải chuyển tuyến điều trị lên tuyến tỉnh, do đó con bạn sẽ được hưởng chi phí chuyển tuyến theo quy định.
Thứ hai, về thanh toán chi phí vận chuyển lên tuyến trên
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 26 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 26. Thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh
2. Mức thanh toán chi phí vận chuyển:
a) Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định chuyển tuyến thì quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển cả chiều đi và về cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế giữa hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh.
Nếu có nhiều hơn một người bệnh cùng được vận chuyển trên một phương tiện thì mức thanh toán cũng chỉ được tính như đối với vận chuyển một người bệnh. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận người bệnh ký xác nhận trên phiếu điều xe của cơ sở chuyển người bệnh đi; trường hợp ngoài giờ hành chính thì phải có chữ ký của bác sỹ tiếp nhận người bệnh;
b) Trường hợp không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển một chiều (chiều đi) cho người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế giữa hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh lên tuyến trên. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định chuyển tuyến có trách nhiệm thanh toán khoản chi này trực tiếp cho người bệnh trước khi chuyển tuyến, sau đó thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội.”
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Theo đó, về mức hưởng chi phí chuyển tuyến được quy định theo 2 trường hợp:
– Trường hợp 1: Sử dụng phương tiện của cơ sở y tế thì quỹ BHYT thanh toán chi phí vận chuyển cả chiều đi và chiều về với mức là 0.2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế giữa hai cơ sở y tế và giá xăng tại thời điểm vận chuyển người bệnh.
– Trường hợp 2: Không sử dụng phương tiện của cơ sở y tế thì quỹ BHYT chỉ thanh toán chi phí vận chuyển chiều đi với mức 0.2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế giữa hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh lên tuyến trên.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết:
Điều kiện chuyển người bệnh lên bệnh viện tuyến trên
Trẻ dưới 6 tuổi có được thanh toán chi phí vận chuyển lên tuyến trên?
Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi đối với câu hỏi về Chi phí vận chuyển người bệnh lên tuyến trên theo quy định của bạn. Mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.