Nội dung câu hỏi:
Xin chào tổng đài! Nhiệm kỳ 2012-2017 tôi được bầu làm bí thư đoàn xã nhưng đến nhiệm kỳ 2017-2022 do quá tuổi theo Quyết định 289-QĐ/TW nên tôi không tái cử làm bí thư đoàn xã nữa và nghỉ công tác từ tháng 5/2017 đến hết tháng 12/2018. Tháng 1/2019 tôi được tuyển dụng vào công chức cấp xã và chuyển sang làm ở một địa phương khác.
Khi tôi lên BHXH huyện chốt sổ bảo hiểm thì được hướng dẫn là phải có quyết định thôi việc ở nơi tôi làm bí thư đoàn mới chốt được sổ BHXH. Xin hỏi như vậy có đúng không? Và tôi cần những thủ tục hồ sơ gì để tôi được chốt sổ bảo hiểm? Tôi xin cảm ơn!
Với trường hợp của bạn Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Về trách nhiệm chốt sổ BHXH cho NLĐ
Căn cứ theo Khoản 5 Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.”
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 1 và 3 Điều 47 Bộ Luật lao động năm 2019:
“Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.”.
Như vậy, trách nhiệm chốt sổ BHXH thuộc về người sử dụng lao động chứ không phải là người lao động. Do đó, bạn không thể tự đi chốt sổ BHXH. Việc này sẽ do nơi bạn làm Bí thư đoàn xã thực hiện.
Về thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội:
Sau khi công ty báo giảm lao động thành công và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho cơ quan bảo hiểm thì bạn có thể tiến hành thủ tục chốt sổ và trả sổ cho người lao động. Căn cứ theo Phiếu giao nhận hồ sơ 620/…/SO thì hồ sơ phải chuẩn bị bao gồm:
+) Sổ BHXH (mẫu sổ cũ) hoặc tờ bìa sổ BHXH (mẫu sổ mới), các tờ rời sổ (nếu có);
+) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản) trường hợp người lao động có nhiều số sổ BHXH đã được giải quyết trợ cấp BHXH 1 lần bị thất lạc sổ hoặc bị thu hồi sổ BHXH;
+) Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc Quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có).
Theo đó, hồ sơ chốt sổ BHXH không bao gồm quyết định thôi việc.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận:
Tóm lại, bạn không thể tự đi chốt sổ BHXH. Việc này sẽ do nơi bạn làm Bí thư đoàn xã thực hiện. Và hồ sơ chốt sổ BHXH không bao gồm quyết định thôi việc.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Thủ tục điều chỉnh nội dung ghi trên sổ bảo hiểm đã chốt
- Điều chỉnh mức lương đóng BHXH khi đã chốt sổ
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Mức hưởng BHXH một lần cho người đóng bảo hiểm từ tháng 11/2016
- Vợ không đóng BHXH chồng có được nghỉ chăm con ốm không?
- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có phải đóng BHXH?
- Mở thông tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế từ ngày 01/01/2016
- Lao động nữ mang thai hộ được hưởng những chế độ gì?