Chuyển tuyến từ bệnh viện khác cần những giấy tờ gì?
Xin chào tổng đài tư vấn bảo hiểm y tế! Tôi có mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình và nơi đăng kí khám, chữa bệnh là một bệnh viện huyện ở quê. Tuy nhiên, hiện nay tôi đang sinh sống ở quận 12, tp Hồ Chí Minh nên tôi muốn tới khám bệnh ở bệnh viện quận 12 và xin chuyển tuyến lên bệnh viện tuyến thành phố thì tôi cần những giấy tờ gì? Mong tổng đài giải đáp giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn rất nhiều!
- Thời hạn của giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh
- Chuyển tuyến khám chữa bệnh đến bệnh viện tuyến tỉnh
- BHYT chi trả bao nhiêu % khi có giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn về: Chuyển tuyến từ bệnh viện khác cần những giấy tờ gì; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ pháp luật: khoản 7 Điều 15 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP năm 2018 quy định như sau:
“Điều 15. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
7. Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, tạm trú được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế và phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này và một trong các giấy tờ sau đây (bản chính hoặc bản chụp): giấy công tác, quyết định cử đi học, thẻ học sinh, sinh viên, giấy tờ chứng minh đăng ký tạm trú, giấy chuyển trường.”
Theo quy định nêu trên, Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, tạm trú được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế. Khi người tham gia bảo hiểm y tế muốn đi khám, chữa bệnh ở cơ sở y tế tương đương với nơi đăng kí khám chữa bệnh ban đầu của mình cần xuất trình các giấy tờ:
1. Thẻ bảo hiểm y tế.
2. Giấy tờ tùy thân có ảnh.
3. Một trong các loại giấy tờ sau đây (bản chính hoặc bản chụp): giấy công tác, quyết định cử đi học, thẻ học sinh, sinh viên, giấy tờ chứng minh đăng ký tạm trú, giấy chuyển trường.
Như vậy, bạn mua thẻ bảo hiểm y tế hộ gia đình ở quê và nay đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh thì bạn có thể thực hiện việc khám chữa bệnh tương đương với nơi đăng kí khám, chữa bệnh ban đầu của bạn. Vì nơi đăng kí khám, chữa bệnh ban đầu của bạn là bệnh viện tuyến huyện ở quê nên bạn cũng có thể khám, chữa bệnh tương đương ở bệnh viện Quận 12. Sau khi, khám, chữa bệnh tương đương ở bệnh viện Quận 12, nếu bệnh viện Quận 12 không đủ khả năng điều trị cho bạn thì bệnh viện sẽ làm thủ tục chuyển tuyến bảo hiểm y tế lên tuyến trên.
Để khám, chữa bệnh tương đương với nơi đăng kí khám, chữa bệnh ban đầu của bạn, khi tới khám, chữa bệnh tại bệnh viện Quận 12, bạn phải mang theo các loại giấy tờ sau:
-Thẻ bảo hiểm y tế.
-Giấy tờ tùy thân có ảnh (căn cước công dân).
-Giấy tờ xác định việc tạm trú của bạn ở quận 12.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Có được xin gia hạn giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh hay không?
- Điều kiện để được chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT
- Chi phí khám chữa bệnh BHYT khi được chuyển lên bệnh viện tuyến trên
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về Chuyển tuyến từ bệnh viện khác cần những giấy tờ gì; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Đóng 14 tháng BHXH có được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp không?
- Hạn sử dụng thẻ BHYT của học sinh lớp 12 như thế nào?
- LĐ nam không nghỉ việc thì có được cơ quan BHXH chi trả tiền thai sản?
- Mức hưởng BHYT của hộ cận nghèo sinh con trái tuyến tỉnh
- Mức hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho lao động đang làm việc