Có được hỗ trợ khi NLĐ phải chuyển đổi nghề nghiệp do bị TNLĐ?
Xin chào tổng đài, cho em hỏi về vấn đề như sau: Công ty em có người lao động bị tai nạn lao động suy giảm 58%. Em nghe nói là quỹ bảo hiểm sẽ hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động quay lại làm việc tại công ty thì có đúng không? Điều kiện để được hỗ trợ quy định hư thế nào? Xin cảm ơn tổng đài tư vấn đã hỗ trợ nhiệt tình.
- Hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp sau TNLĐ
- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc
Dịch vụ tư vấn chế độ tai nạn lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, có được hỗ trợ khi NLĐ phải chuyển đổi nghề nghiệp do bị TNLĐ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định như sau:
“Điều 42. Sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với các trường hợp đủ điều kiện hưởng theo quy định tại Điều 45 và Điều 46 của Luật này; trả phí khám giám định đối với trường hợp người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 3 Điều 47 của Luật này mà kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Chi trợ cấp một lần, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp phục vụ.
3. Chi hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình.
4. Chi dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
5. Chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
6. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc.
7. Chi phí quản lý bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
8. Chi đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.”
Như vậy, theo quy định trên thì quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ được sử dụng để hỗ trợ cho người bị tai nạn lao động trong đó có hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động khi trở lại làm việc.
Thứ hai, điều kiện để được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp khi bị TNLĐ
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 37/2016/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 7. Điều kiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc
Người lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi công việc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Điều 55 Luật an toàn, vệ sinh lao động khi có đủ các Điều kiện sau đây:
1. Suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 31% trở lên;
2. Được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng của người lao động nhưng công việc đó cần phải đào tạo nghề để chuyển đổi công việc”.
Như vậy, người bị bệnh nghề nghiệp được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi công việc khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Suy giảm khả năng lao động do bị bệnh nghề nghiệp từ 31% trở lên;
– Được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng của người lao động nhưng công việc đó cần phải đào tạo nghề để chuyển đổi công việc.
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Người lao động của công ty bạn bị tai nạn lao động suy giảm 58% nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định trên thì sẽ được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi công việc.
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Trách nhiệm bồi thường do tai nạn lao động từ người sử dụng lao động
Mức hưởng và hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động
- Nộp hồ sơ hưởng BHXH một lần muộn do dịch thì có được không
- Thủ tục đổi quyền lợi BHYT theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
- Con liệt sĩ mà đang hưởng lương hưu thì tham gia BHYT theo đối tượng nào?
- Nhập khoa cấp cứu điều trị nội trú có được hưởng đúng tuyến không?
- Tăng lương khi mang thai để hưởng quyền lợi bảo hiểm cao hơn