Nội dung câu hỏi:
Có được tự cầm bìa sổ BHXH ra cơ quan BHXH để chốt sổ không? Em có làm công ty ở Huyện Nhơn Trạch vào đầu tháng 7/2018 sau khi thử việc 6 ngày thì em được ký hợp đồng làm việc và chị tổ trưởng của em có đưa bìa sổ bhxh cho em cầm rồi. Nhưng đến 10/2018 do ở quê có việc cần em giải quyết trong thời gian dài nên em đã viết đơn thôi việc nhưng chị tổ trưởng không ký được cho em vì em không báo trước 30 theo quy định ban đầu, vì vậy em quyết định nghỉ ngang. Và hiện tại em đã làm tại công ty huyện Trảng Bom Đồng Nai tính ra là được 1 năm nhưng mà em vẫn chưa nộp sổ cho công ty mới này và giờ công ty đang yêu cầu em nộp sổ cho cty. Nhưng em có thắc mắc là em có bìa sổ BHXH rồi em lên cơ quan BHXH tỉnh Đồng Nai chốt sổ cho em được không? Nếu em quay lại công ty yêu cầu chốt sổ BHXH thì công ty có bắt buộc phải chốt cho em không? Em có phải bồi thường cho công ty cũ gì không?
- Người lao động nghỉ ngang thì công ty có phải trả sổ BHXH không?
- Người lao động phải bồi thường bao nhiêu khi nghỉ ngang?
Luật sư tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể cho bạn như sau:
Về việc chốt sổ BHXH khi nghỉ việc ở công ty
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
“Điều 32. Đơn vị sử dụng lao động, UBND xã, Đại lý thu/nhà trường, Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội và cơ quan quản lý đối tượng
1. Đơn vị sử dụng lao động
1.2. Kê khai hồ sơ
a) Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT hằng tháng: theo quy định tại Điều 23.”
Như vậy, theo quy định trên thì trách nhiệm báo giảm và chốt sổ BHXH là của công ty nên bạn không thể tự lên cơ quan BHXH để báo giảm và chốt sổ BHXH khi đã nghỉ ngang ở công ty.
Về vấn đề trách chốt sổ BHXH khi người lao động nghỉ ngang
Căn cứ Điều 48 Bộ luật lao động 2019 thì khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng có nghĩa vụ như sau:
“Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.”
Theo đó, khi bạn chấm dứt hợp đồng lao động với công ty thì công ty có nghĩa vụ chốt sổ và trả sổ BHXH cho bạn dù bạn nghỉ ngang. Trong trường hợp công ty cố tình không trả lại sổ BHXH cho người lao động thì người lao động có thể làm đơn khiếu nại gửi đến Công đoàn hoặc thanh tra lao động thuộc Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội để cơ quan này giải quyết buộc công ty thực hiện chốt và trả lại sổ. Ngoài ra, cũng có thể trực tiếp khởi kiện ra Tòa án quận/huyện nơi công ty đặt trụ sở.
Về vấn đề bồi thường khi nghỉ ngang ở công ty
Căn cứ khoản 1 điều 35 Bộ luật lao động năm 2019 quy định
“Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.;”
Do đó, khi chấm dứt HĐLĐ bạn cần phải thông báo trước ít nhất 30 ngày đối với loại hợp đồng xác định thời hạn.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 40 Bộ luật lao động 2019:
“Điều 40. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc.
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”.
Vì vậy, khi bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì bạn phải bồi thường nửa tháng lương theo hợp đồng và khoản tiền tương ứng những ngày không báo trước.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội một lần trực tuyến 24/7: 1900.6172để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
–> Cách tính mức hưởng Bảo hiểm xã hội một lần theo luật mới
- Đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động đang điều trị tai nạn lao động
- Các chế độ được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện?
- NLĐ nước ngoài có phải đóng vào quỹ tai nạn lao động không?
- NLĐ trong thời gian thử việc thì công ty có phải đóng BHXH không?
- Báo tăng đi làm lại sớm hơn 1 tháng thì NLĐ có được hưởng dưỡng sức?