Công ty có phải hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động?
Mình đang làm hành chính cho công ty. Một cô trong phòng mình mới phát hiện bị bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp do trước làm ở bộ phận chế biến bông của công ty. Mình nghe nói cô sẽ được đi chữa trị. Nhưng không rõ phí chữa bệnh nghề nghiệp này do công ty trả hay do bảo hiểm trả ạ? Nếu bảo hiểm trả thì mình phải làm hồ sơ cho cô đó như thế nào? Xin cảm ơn!
- Quy trình khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động
- Được nhận trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng khi nào?
- Hỗ trợ phí khám bệnh nghề nghiệp cho người đã chuyển công việc khác
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Thứ nhất, về mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp
Căn cứ Điều 5 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 5. Chế độ cho người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp
1. Người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc thôi việc hoặc chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác mà nghi ngờ hoặc thấy có triệu chứng, dấu hiệu bị bệnh nghề nghiệp do các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp trước đó đã làm việc gây nên thì được chủ động đi khám phát hiện và giám định mức suy giảm khả năng lao động do mắc bệnh nghề nghiệp”
Bên cạnh đó, Điều 20 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 20. Điều kiện hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động
Người lao động được hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đã được chẩn đoán bị bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp;
2. Đã tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đủ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp;
3. Có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian làm các nghề, công việc gây bệnh nghề nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này.”
Như vậy, người lao động đã chuyển công việc khác mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp do yếu tố tác hại của nghề cũ gây nên vẫn được Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp nếu đáp ứng được điều kiện theo quy định trên.
Trường hợp của bạn nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên thì khi chữa bệnh nghề nghiệp sẽ được Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hỗ trợ kinh phí.
Lưu ý:
Thời gian bảo đảm với bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp nếu cấp tính là 48 giờ; mạn tính là 5 năm (Phụ lục 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT).
Thứ hai, về hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp
Căn cứ Điều 22 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 22. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp
1. Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo Mẫu số 07 tại Phụ lục của Nghị định này.
2. Bản sao có chứng thực hồ sơ xác định mắc bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.
3. Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi chữa bệnh nghề nghiệp.
4. Bản sao chứng từ thanh toán chi phí chữa bệnh nghề nghiệp.”
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Theo đó, hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp gồm:
– Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo Mẫu số 07 tại Phụ lục của Nghị định này.
– Bản sao có chứng thực hồ sơ xác định mắc bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.
– Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi chữa bệnh nghề nghiệp.
– Bản sao chứng từ thanh toán chi phí chữa bệnh nghề nghiệp.
Hồ sơ trên nộp cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (mang theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao).
Kết luận: Việc hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh nghề nghiệp là do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả mà không phải do công ty nơi bạn làm việc trước đây.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Hồ sơ giám định sức khỏe để giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp
Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi làm việc tại 2 công ty
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Học viên đào tạo sĩ quan dự bị được cấp thẻ BHYT từ ngày 01/07/2020
- Thời điểm có giá trị sử dụng của thẻ BHYT theo đối tượng hộ gia đình
- Công ty có phải nộp lãi khi tạm dừng đóng BHXH vì dịch Covid-19?
- Hồ sơ để cộng nối thời gian nhập ngũ vào bảo hiểm xã hội
- Đã gửi mẫu 16 qua bưu điện có cần trực tiếp thông báo việc làm nữa không?