Công ty không hỗ trợ cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn
Công ty nơi em đang làm việc vừa xảy ra một vụ tai nạn lao động làm bị thương rất nhiều người. Nhưng công ty xử lý hời hợt, không hỗ trợ cấp cứu và điều trị cho những người bị thương. Nếu công ty làm như vậy thì có bị xử phạt gì hay không?
- Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động
- Điều kiện và mức hưởng chế độ tai nạn lao động
- Thời điểm hưởng chế độ tai nạn lao động là khi nào?
Tư vấn chế độ tai nạn lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Về vấn đề công ty không hỗ trợ cấp cứu và điều trị cho người bị TNLĐ; Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015:
“Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp…”
Theo đó, trong trường hợp người lao động bị tai nạn lao động thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm kịp thời sơ cứu, cấp cứu và tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu, điều trị cho họ.
Đồng thời, tại Điều 21 và Điều 22 Nghị định 28/2020/NĐ-CP có quy định:
“Điều 21. Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp hoặc tai nạn lao động;
Điều 22. Vi phạm quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;”
Như vậy, trường hợp công ty không kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động và nếu không điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người lao động bị tai nạn lao động sẽ bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động.
Tư vấn chế độ tai nạn lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết sau:
Điều trị tai nạn lao động có được tính là tham gia BHXH?
Quyền lợi của người lao động khi bị tai nạn lao động
Nếu còn vướng mắc về Công ty không hỗ trợ cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất khi tài sản bị thiệt hại
- Thời gian hưởng chế độ thai sản sinh đôi mà một con mất
- Đóng BHXH tự nguyện để đủ thời gian hưởng lương hưu được không
- Thành phần đoàn điều tra tai nạn lao động do công ty tự thành lập
- ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI DOANH NGHIỆP