Nội dung câu hỏi:
Xin chào bộ phận tư vấn bảo hiểm y tế! Tôi là người đã được nhận trợ cấp theo Quyết định 62/2011 nhưng không phải là cựu chiến binh thì mức hưởng BHYT của tôi là bao nhiêu, trước mức hưởng của tôi là 100% nhưng lại bị chuyển xuống có 80% là mã số 4. vậy có đúng không? Tôi thấy cán bộ dưới xã nói là những ai hưởng theo Quyết định 62 vẫn được 100% BHYT mà sao của tôi lại bị hạ xuống vậy ạ?
- Người hưởng trợ cấp theo Quyết định 62 có được bảo hiểm y tế 100%
- Tiền mai táng phí cho người đang hưởng chế độ theo Quyết định 62
- Đối tượng được hưởng chế độ theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Vấn đề của bạn về: Cùng hưởng theo Quyết định 62 nhưng quyền lợi BHYT khác nhau; chúng tôi xin trả lời như sau:
Căn cứ pháp luật: điểm b Khoản 4 và điểm b Khoản 5 điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
4. Cựu chiến binh, gồm:
b) Cựu chiến binh tham gia kháng chiến sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh và tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP của Chính phủ, gồm:
– Quân nhân, công nhân viên quốc phòng đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc (sau đây gọi tắt là Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg);
5. Người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc, gồm:
b) Người đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg nhưng không phải là cựu chiến binh tại khoản 4 Điều này;”
Theo quy định này, trong các đối tượng được ngân sách nhà nước đóng tiền bảo hiểm y tế thì người đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg lại chia thành 2 trường hợp là đối tượng cựu chiến binh và đối tượng không phải là cựu chiến binh. 2 đối tượng này, hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế khác nhau, được quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này;
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với:
– Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
– Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
– Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
– Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
– Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát;
– Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
– Trẻ em dưới 6 tuổi.
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
d) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở;
đ) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
e) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2, khoản 12 Điều 3 và khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này;
g) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác;
h) Người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên chẩn đoán, chỉ định điều trị và chuyển về để quản lý, theo dõi, cấp phát thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế chi trả trong phạm vi được hưởng và mức hưởng quy định tại điểm a, b, đ, e và g khoản 1 Điều này.”
Theo đó, Người đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg là đối tượng cựu chiến binh được quy định tại khoản 4 điều 3 nghị định này sẽ được hưởng mức bảo hiểm y tế 100% còn Người đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg nhưng không phải là cựu chiến binh tại khoản 4 điều 3 mà thuộc đối tượng quy định tại khoản 5 điều 3 của nghị định này thì mức hưởng bảo hiểm y tế chỉ là 80%.
Như vậy, bác là Người đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg nhưng không phải là cựu chiến binh được quy định tại khoản 4 Điều 3 nghị định số 146/2018/NĐ-CP năm 2018 của Chính Phủ thì bác chỉ được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế 80%
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Giấy tờ làm căn cứ giải quyết trợ cấp theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg
- Cấp thẻ BHYT cho người đang hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.