Khi doanh nghiệp thay đổi địa điểm đăng ký kinh doanh trên Giấy phép kinh doanh thì phải làm thủ tục thay đổi cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội. Trước khi chuyển quận/tỉnh tham gia bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp cần hoàn thiện hồ sơ và tất toán công nợ với cơ quan bảo hiểm. Tuy nhiên, thực tế nhiều doanh nghiệp đã thay đổi địa điểm kinh doanh nhưng lại không thực hiện thủ tục chuyển nơi tham gia bảo hiểm xã hội dẫn đến tình trạng vướng mắc về mặt pháp lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động.
Nắm bắt được tâm lý trên, Tổng đài bảo hiểm cung cấp dịch vụ chuyển nơi tham gia bảo hiểm xã hội, cam kết thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến chuyển nơi tham gia bảo hiểm xã hội một cách nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả nhất.
1. Thủ tục chuyển quận/tỉnh tham gia bảo hiểm xã hội
1.1 Đối với cơ quan BHXH quận/tỉnh cũ:
– Mẫu D02 (thực hiện báo giảm toàn bộ lao động);
– Mẫu D01 (Bảng kê hồ sơ);
– Quyết định thay đổi địa điểm đăng ký kinh doanh;
– Ủy nhiệm chi về việc thanh toán công nợ với cơ quan BHXH.
1.2 Đối với cơ quan BHXH quận/tỉnh mới:
Thực hiện thủ tục cấp mã đơn vị bằng hồ sơ giấy (trừ TP Hà Nội có thể làm trên phần mềm)
– Mẫu TK3 (tờ khai đăng tham gia BHXH lần đầu);
– Mẫu D02 (báo tăng lao động);
– Mẫu D01 (bảng kê hồ sơ);
– Quyết định chuyển quận/tỉnh của BHXH
2. Thời gian và chi phí thực hiện
Thời gian: 15 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ
Chi phí: Bạn vui lòng liên hệ đến số 1900.6172 hoặc hotline: 0904030189 – Mr An
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về: Thủ tục chuyển quận/tỉnh đóng bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp. Nếu có vấn đề còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài Tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Quyền lợi khi đi KCB không phải nơi đăng ký KCB ban đầu?
- Khi sinh con người lao động được hưởng những quyền lợi thai sản gì?
- Thời gian nghỉ thai sản có được đóng BHTN không?
- Chế độ thai sản khi đóng bảo hiểm 2 tháng thì bị sẩy thai
- Có được hưởng thai sản không khi công ty đóng chậm và nợ tiền bảo hiểm?