Điều kiện chuyển tuyến từ tuyến huyện lên tuyến trung ương
Chào tổng đài tư vấn, tôi có nơi khám chữa bệnh ban đầu là một bệnh viện huyện, nhưng tôi đang có bệnh nặng và tôi muốn được chuyển tuyến lên bệnh bệnh viện tuyến trung ương, cho tôi hỏi điều kiện để chuyển viện từ tuyến huyện lên tuyến trung ương như thế nào?
- Chuyển tuyến điều trị khi đi khám chữa bệnh trái tuyến
- Điều kiện để được chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT
- Điều kiện chuyển người bệnh lên bệnh viện tuyến trên
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn điều kiện chuyển tuyến từ tuyến huyện lên tuyến trung ương, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 14/2014-TT-BYT quy định về Các hình thức chuyển tuyến thì:
“1. Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên:
a) Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề theo trình tự: tuyến 4 chuyển lên tuyến 3, tuyến 3 chuyển lên tuyến 2, tuyến 2 chuyển lên tuyến 1;
b) Chuyển người bệnh không theo trình tự quy định tại Điểm a khoản này nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
2. Chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới.
3. Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng tuyến.”
Theo đó, thứ tự chuyển tuyến là từ bệnh viện huyện lên bệnh viện tỉnh, bệnh viện tỉnh lên bệnh viện trung ương, tuy nhiên nếu bệnh viện tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật hoặc chuyên môn phù hợp để điều trị bệnh thì được chuyển lên tuyến cao hơn.
Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận
Như vậy, bạn chỉ có thể chuyển viện từ tuyến huyện lên tuyến trung ương nếu bệnh viện tuyến tỉnh không có đủ cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn để điều trị bệnh. Nếu không thuộc trường hợp này, bạn phải chuyển tuyến theo thứ tự từ bệnh viện tuyến huyện lên tuyến tỉnh và từ bệnh viện tuyến tỉnh lên bệnh viện tuyến trung ương.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Điều kiện chuyển tuyến từ tuyến huyện lên tuyến trung ương; Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Khám lại theo giấy hẹn có cần giấy chuyển tuyến?
Bệnh phát hiện ngoài Giấy chuyển tuyến có được xác định đúng tuyến?
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Phải làm thủ tục gì khi thay đổi chức vụ và mức lương đóng BHXH?
- Năm 2021 mức hưởng của thẻ BHYT ghi mã TB khi đi KCB
- Không thông báo tìm kiếm việc làm trong 03 tháng liên tục
- Hưởng chế độ thai sản khi đóng BHXH ngắt quãng đối với lao động nữ
- Mức bồi thường bệnh nghề nghiệp khi giám định lần thứ hai